Ăn chay và sức khoẻ phụ nữ trong thời kỳ thai nghén

Phần đông những phụ nữ thường hay thắc mắc, mình ăn chay trường vốn đã không có thịt cá rồi, bây giờ lại mang thai thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không. Nó có hại gì cho đứa bé sau này hay không ? Dĩ nhiên qua sự cố vấn của các chuyên gia y tế, họ sẽ e ngại mà phải trở lại ăn thịt như xưa để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên bà Joann Farb, nguyên là chủ tịch Hội Những người Ăn Chay tại thành phố Kansas (Hoa Kỳ) cũng đã từng có thắc mắc và nay đã tự giải tỏa những thắc mắc đó qua một bài viết như sau:

Tôi đã ăn chay trường từ hơn hai năm nay khi mới bắt đầu có thai đứa con gái đầu lòng. Cũng như hầu hết những người đàn bà khác lần đầu tiên sắp được làm mẹ, tôi băn khoăn nên tìm kinh nghiệm bằng cách đọc bất cứ tài liệu liên hệ nào mà tôi vớ được từ thư viện hay từ hội Phụ Nữ.

Tôi lần lượt đọc qua rất nhiều sách vở và tôi chú trọng đặc biệt tới những chương có đề cập tới vấn đề dưỡng sinh và ăn uống. Từ đó tôi rút ra được một gỉải đáp rõ ràng: Ăn chay không có hại gì cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén cả. Nhưng cần phải bù dắp vào khẩu phần hàng ngày bằng trứng, sữa và các phó sản của sữa. Song tôi đã từng phục vụ nhiều năm trong trại chăn nuôi gia súc và đã từng chứng kiến cách thức người ta nuôi súc vật một cách phản tự nhiên như cho chúng ăn thúc bằng thuốc, chích vào thịt hoặc xịt vào da chất kích thích tố tăng trưởng để cho con vật được mau lớn. Nên tôi khẳng định rằng sữa cũng chẳng khác gì thịt của súc vật đã được chăn nuôi một cách không bình thường như vậy. Dĩ nhiên sữa lấy từ nông trại cũng chẳng phải là một thứ dinh dưỡng gì khác hơn thịt động vật. Tôi không muốn cho con tôi sau này sẽ chịu hậu quả chẳng lành, nếu có, do việc dùng sữa súc vật mà ra. Tôi biết có rất nhiều tác giả bảo rằng thức ăn này bổ và thức ăn kia không bổ bằng cách dựa vào một số tài liệu rất giới hạn. Nên tôi cương quyết tìm tòi một giải đáp thỏa đáng cho chính sự nghi vấn của mình.

Mặc dầu tôi đã được các chuyên gia hướng dẫn một cách đầy đủ về sự ích lợi của việc ăn chay. Nhưng tôi không biết nhiều về sự tương quan giữa vấn đề ăn chay và sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Nhiều bạn bè kể cả một người bạn làm nữ hộ sinh cũng là hội viên Hội Những Người Ăn Chay như tôi lại khuyến cáo tôi một cách ngược đời là nên ăn thêm thịt cá để bồi bổ. Vì vậy tôi phải tự tìm cho mình một sự xác tín vững chắc.

Công việc đầu tiên là tôi đến thư viện y khoa để tra cứu các sách liên quan đến vấn đề ăn chay và thai nghén. Lần lượt tôi đã thu thập được một giải đáp vô cùng thỏa đáng. Ăn chay không những an toàn cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén mà còn giúp họ tránh được sự nguy hiểm của các chứng bệnh huyết độc (Toxeamia) và bệnh tiểu đường của những người đàn bà có thai (Gestational Diabetes). Các kinh nghiệm này có lẽ phần đông các chuyên gia y tế, nữ hộ sinh và chuyên gia dinh dưỡng ít khi để ý tới. Nên tôi muốn chia xẻ với qúy vị qua những câu hỏi và giải đáp mà tôi đã từng thắc mắc trước đây.

Câu trả lời là có. Calcium được hàm chứa trong rau xanh, hạt và ngũ cốc. Nghĩa là nó có rất dồi dào trong các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Mặc dầu chúng ta thường được khuyến cáo nên uống chất calcium thêm để bồi bổ. Nhưng thực ra những người trọng tuổi mắc phải bệnh xương xốp không phải vì lý do không ăn đầy đủ chất calcium mà vì họ ăn quá nhiều chất Protein hàm chứa trong thịt động vật. Khi Protein được hấp thụ quá nhiều sẽ phá vỡ trữ lượng calcium trong cơ thể và làm giảm độ pH trong máu. Cơ thể của chúng ta phải lấy Calcium dự trữ từ trong xương đem vào máu để quân bình lượng pH trở lại nên xương bị giòn và xốp. Lượng calcium bị hủy hoại sẽ được bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu. Nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy lượng Protein mà con người ăn vào sẽ giảm thiểu lượng calcium trong cơ thể nhiều hơn lượng calcium mà chúng ta hấp thụ vào bằng đường ăn uống. Dân tộc Bantu ở Phi Châu chỉ ăn toàn rau quả. Lượng Calcium mà họ hấp thụ vào chỉ bằng 1/3 lượng calcium tiêu chuẩn được ấn định bởi cơ quan dinh dưỡng Hoa Kỳ. Tuy nhiên không hề nghe nói dân chúng Bantu bị bệnh xương xốp. Ngược lại dân Eskimo ăn rất nhiều thịt động vật hàng ngày vì đất đai vùng họ ở rất lạnh không thể trồng trọt được nên chỉ sống nhờ vào sự săn bắn. Họ là những người hấp thụ nhiều chất Protein động vật nhất trên thế giới và lượng calcium mà họ tiếp thu vào cơ thể bằng đường ăn uống cũng gấp đôi tiêu chuẩn ấn định, nhưng họ lại là sắc dân bị bệnh xương xốp có tỷ lệ cao nhất thế giới. – Á Châu rất ít người bị bệnh xương xớp vì họ tiêu thụ rất ít thịt động vật, sữa và các sản phẩm của sữa. Trong khẩu phần hàng ngày của người Á Châu, rau cải là chính yếu. Theo thống kê của Cơ Quan Nghiên Cứu Bệnh Xương Xốp, so với Á Châu, Hoa Kỳ hiện nay là quốc gia đang bị hăm dọa nghiêm trọng về tỷ số dân chúng mắc phải chứng bệnh này.

Nếu chúng ta ăn nhiều loại rau quả và ngũ cốc khác nhau để có đầy đủ calories cho cơ thể thì đương nhiên đã có đủ chất protein rồi. Thực ra sự thiếu chất protein trong cơ thể của con người rất hiếm thấy xảy ra. Trong các quốc gia nghèo đói, dân chúng thường ăn uống không đầy đủ calories chớ không phải thiếu Protein. Khi chúng ta còn ở thời kỳ trẻ con, cơ thể tăng trưởng rất nhanh chóng. Tuy nhiên khi cơ thể đứa trẻ có đầy đủ protein rồi thì không cần phải hấp thụ thêm vào nữa. Phân tích sữa của một người mẹ cho con bú, chúng ta thấy lượng calories bắt nguồn từ protein chỉ chiếm 5% tỷ số calories xuất xứ từ các hợp chất khác ở trong sữa. Như vậy thành phần protein trong sữa mẹ có thể coi như là thành phần tiêu chuẩn và an toàn cho cơ thể. Các cuộc khảo cứu cho thấy lượng calories cung cấp bởi protein trong ngũ cốc chiếm từ 8 tới 20 phần trăm; rau cải từ 10% tới 50%. Phần đông thức ăn nào cũng có protein ngoại trừ đường, chất béo và rượu. Kết quả của các cuộc nghiên cứu cũng còn cho biết, thặng dư chất protein trong cơ thể sẽ gây ra nhiều loại bệnh tật hơn là thiếu kém.

Điều đáng buồn là ngày nay chất độc của thuốc diệt côn trùng được tìm thấy ở khắp nơi, ngay cả trong các sản phẩm của thịt. Tuy nhiên khi chúng ta ăn rau cải thì ít bị ảnh hưởng bỏi chất độc DDT, Dioxin và Chlorane… Bởi vì thú vật cũng như loài người thường tích tụ những độc tố đã ăn vào ở trong mỡ. Cho nên khi chúng ta ăn thịt bò vào chẳng hạn là ăn tất cả những độc tố hóa học đã tích lũy sâu đậm từ bấy lâu nay trong cơ thể của chúng. Bởi vì khi trồng hoa màu để chăn nuôi gia súc, các nông gia không ngần ngại sử dụng tối đa các chất độc hóa học min sao thu hoạch càng nhiều càng tốt. Chất độc hóa học trong cơ thể của bò cũng sẽ tiết vào sữa và làm cho sữa mang nhiều độc tố hơn là trong các thức ăn thực vật. Nhiều cuộc phân tích so sánh sữa của những người mẹ ăn chay với sữa của những người mẹ ăn thịt cho biết lượng độc tố hóa học của thuốc diệt côn trùng trong thành phần sữa của những người mẹ ăn chay ít hơn trong sữa của những người mẹ ăn mặn. Do kinh nghiệm này mà chúng ta thấy người ăn chay cũng sẽ ít bị nhim độc của thuốc diệt côn trùng hơn.

Đây là một đề tài hết sức thú vị. Gần đây đã có hơn 28 ấn phẩm về khoa học và y học bàn luận về vấn đề này. Nhiều bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường ở trẻ con bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự di truyền và xảy ra trong một trường hợp đột xuất nào đó. Cũng có một số trường hợp bệnh xảy ra bởi vi khuẩn và cũng có thể bởi chất protein trong sữa và các sản phẩm của sữa. Một số nhà nghiên cứu đã nhận thấy được một loại protein đặc biệt ở trong sữa là mầm móng gây ra bệnh tiểu đường này. Cho nên những đứa trẻ nào dùng lọai sữa đó đều có lượng kháng thể chống bệnh tiểu đường cao ở trong máu. Những nhà khảo cứu khác thì dùng các chứng liệu về bệnh truyền nhim của Liên Đoàn Sản Xuất sữa Quốc Tế và so sánh sự tiêu thụ sữa với bằng chứng của bệnh tật. Các nhà khoa học ở Thụy Điển bảo tùy ở mỗi nơi người ta giải thích sự ảnh hưởng của bệnh này bằng những luận cứ khác nhau. Hội Đồng Kiểm Tra Dược Phẩm (Physicians Commitee For Responsible Medicine) đã bảo không có trường hợp bệnh tiểu đường nào của trẻ con liên hệ tới sự ảnh hưởng của chất protein trong sữa cả. Dù vậy một tờ báo đã đăng tải cho biết trẻ con bú sữa mẹ từ sơ sinh cho tới 4 tháng sau mới cho bú sữa kỹ nghệ giảm thiểu được một ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó một số cha mẹ quan tâm đến sức khỏe của con cái đã không cho con họ bú sữa sản xuất từ các kỹ nghệ nông phẩm. Ngay cả những người mẹ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú cũng không uống sữa bò nữa. Hiện nay có rất nhiều sách vở liên quan đến sự ăn chay và thai nghén do nhiều cơ sỏ xuất bản khác nhau. Quý vị có thể tìm đọc hai quyển tiêu biểu là Pregnancy, Children and The Vegan Diet của Bác sĩ Michael Klaper và quyển Diet For A New America của John Robbins để có sự nhận thức chín chắn.

Cũng như hầu hết những người làm mẹ khác, tôi quyết tâm làm bất cứ diều gì cho con tôi có đầy đủ sức khỏe ngay từ khi nó mới chào đời. Đồng thời tôi cũng dạy dỗ cho nó biết thói quen ăn uống nào thích hợp với sức khỏe của con người trong giai đoạn khoa học tiến bộ hiện tại. Công việc này không có khó khăn chi cả. Căn cứ vào các thống kê hiện nay, cứ hai người Mỹ thì sẽ có một người chết vì bệnh tim mạch. Nhiều cuộc xét nghiệm cho thấy khá đông trẻ con Âu Mỹ cũng đang bắt đầu đứng trên bờ vực thẵm của bệnh này.

Tuy nhiên đối với những người ăn chay trường, bệnh tim thường hiếm thấy xảy ra. Khi con tôi khôn lớn, bắt đầu biết chọn lựa cho mình cái khẩu vị riêng tư, ít ra nó cũng còn nhớ nó đã sinh ra và trưởng thành trong một gia đình không có thịt cá mà chỉ toàn được nuôi lớn bằng các thức ăn rau quả và ngũ cốc, với những hình thức nấu nướng khác nhau. Đó cũng là cách thức ăn uống thích hợp nhất với sức khỏe của nó vậy.

Tại Úc Châu, sữa nuôi trẻ con rất an toàn vì đã được tinh chế một cách kỹ lưỡng, được gia hay giảm thành phần sinh tố và khoáng chất cho thích hợp với thể trạng và tuổi tác của mỗi đứa trẻ. Hiện nay thành phần sữa bò trong các loại sữa nuôi trẻ con cũng có chiều hướng được chiết giảm để thay thế bằng các chất thảo mộc thiên nhiên. Cũng có thứ được chế biến hoàn toàn bằng thực vật như đậu nành và hợp chất thảo mộc khác đang được khuyến khích bày bán trên thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one