Bài 2: Nhân quả & Sức khỏe (Phương pháp thực dưỡng )

Những gì chúng ta nhận được ngày hôm nay là kết quả của những hành động, lời nói và suy nghĩ trước đây. Sức khỏe cũng vậy đó là kết quả của những thói quen, hành vi mà chúng ta đã từng làm. Vậy để điều chỉnh lại sức khỏe, chúng ta cần thay đổi những hành động, cách thức mà chúng ta đang sinh sống.

BÀI 2: NHÂN QUẢ & SỨC KHỎE

Giới thiệu

Những gì chúng ta nhận được ngày hôm nay là kết quả của những hành động, lời nói và suy nghĩ trước đây. Sức khỏe cũng vậy đó là kết quả của những thói quen, hành vi mà chúng ta đã từng làm. Vậy để điều chỉnh lại sức khỏe, chúng ta cần thay đổi những hành động, cách thức mà chúng ta đang sinh sống.

Việc học  hỏi, thực hành phương pháp thực dưỡng là bước đầu tiên để chúng ta điều chỉnh lại hành vi và thói quen. Thay vì bị động, đợi bệnh đến thì mới chữa, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những nguyên nhân tốt để có những quả báo tốt về sức khỏe và cuộc sống nói chung.

Tiên sinh Ohsawa đã vận dụng lý nguyên lý âm dương vào trong lĩnh vực thực phẩm và cải thiện sức khỏe. Ông đã toàn tâm cho sự nghiệp phổ biến phương pháp thực dưỡng cho nhân loại

Cân bằng âm dương

Tiên sinh Ohsawa xây dựng phương pháp thực dưỡng dựa trên triết lý âm dương.  Tuy nhiên, nguyên lý âm dương ở đây có một chút khác biệt với cách phân loại trong đông y. Căn cứ trên âm dương thì chia tỷ lệ giữa Ka/ Na tương đương 5 thì là quân bình, nhỏ hơn 5 là dương và lớn hơn 5 là âm.  Tiên sinh đã định lượng rõ hơn về khái niệm âm dương dựa trên tỷ lệ giữa Ka / Na (Kali chia cho Natri)

Khi nồng độ dịch bào (nồng độ dung dịch trong tế bào) là quân bình thì cơ thể sẽ không có bệnh.

Đây là phát hiện quan trọng của tiên sinh Ohsawa.

Nhân quả

Đạo lý về nhân quả được giải thích một cách đơn giản là “gieo gì thì gặt nấy” hay “Gieo gió thì gặp bão”, để nói đến mọi hành động đều có nguyên nhân và hình thành các kết quả tương ứng. Tuy nhiên, mức độ kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau.

Ví dụ, có những người ăn theo thực dưỡng thì chuyển bệnh rất nhanh, có người thì rất chậm. Kết quả tùy thuộc vào cơ địa, nền tảng, lòng tin hay yếu tố phụ trợ thêm nữa chứ không hoàn toàn độc lập vào phương pháp thực dưỡng.

Đạo lý nhân quả là một đạo lý quan trọng để chúng ta có thể vận dụng và xây dựng một đời sống hạnh phúc, an vui cho bản thân và cả những người xung quanh. ( Để thấm sâu được đạo lý này, bạn có thể tìm đọc thêm các bài giảng về nhân quả )

Tiết thực

Ăn theo thực dưỡng là một phương pháp tiết thực, có nghĩa ăn uống đơn giản, chỉ dùng những gì cần thiết có lợi cho sức khỏe, và hạn chế việc dùng quá độ. Việc ăn uống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, không sử dụng các thực phẩm bị bảo quản, có hóa chất, hay nuôi trồng phi tự nhiên đã là một cách thức gieo trồng nguyên nhân tốt cho sức khỏe.

Ví dụ, có một nguyên tắc trong thực dưỡng đó là “thân thổ bất nhị” nghĩa là, người ở đâu thì nên ăn thực phẩm ở gần đó. Về mặt logic chúng ta có thể thấy ngay, khi ăn các thực phẩm gần nơi mình ở sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, hàng thì tươi mới hơn. Tuy nhiên, một số lại thích ăn của lạ, hàng nhập khẩu, phải vận chuyển từ nơi xa đến, phải bảo quản lâu hơn, đương nhiên giá thành cao hơn, tức là tốn nhiều tiền hơn. Ăn các thực phẩm đắt tiền không đồng nghĩa với việc có sức khỏe tốt hơn, mà trái thường thì kết quả sẽ trái lại.

Cụ thể hơn,  việc ăn uống đơn giản, điều độ được gọi là các tiết kiệm PHƯỚC. Phước được hiểu là nguồn năng lượng vận hành cho con người được hoạt động tốt, nếu phước giảm thì con người sẽ suy vong, thất bại, bệnh tật. Nếu phước  lớn thì con người đó sẽ gặp may mắn, thuận lợi, khỏe mạnh.

Khi sử dụng phước hoang phí thì sẽ hao tổn phước đức. Điều này giải thích tại sao những người ăn uống đơn giản thường dễ sống lâu, thọ hơn so với những người ăn uống vô độ, bừa bãi. Vì sống đơn giản là cách tiết kiệm Phước, giống như bạn biết cách tiết kiệm tiền thì sẽ có tiền dùng lâu dài, còn nếu dùng hoang phí sẽ nhanh chóng hết.

Điều chỉnh nguyên nhân & Thay đổi kết quả

Trong bài giảng này, Đại Đức Thích Tuệ Hải có nhấn mạnh đến đạo lý nhân quả và sức khỏe.  Khi chúng ta muốn có sức khỏe tốt, chúng ta cần thay đổi các nguyên nhân,  bồi đắp những nguyên nhân mang lại kết quả mà chúng ta mong muốn.

Thực dưỡng được xây dựng trên nguyên lý âm dương và chú trọng vào việc tạo ra sự quân bình âm dương

Chúng ta muốn chữa bệnh  hoặc tăng cường sức khỏe thì cần để ý đến hai việc

  1. Tạo ra các nguyên nhân tốt
[i    2. Tiết kiệm phước đức cho bản thân

VIDEO BÀI HỌC 2:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one