Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ khoa Nội Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống, nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, v.v…. hệ miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi tiếp xúc với mầm bệnh. Hệ miễn dịch ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Điều quan trọng là hệ miễn dịch có thể phân biệt mô của cơ thể với mô ngoại lai. Các tế bào chết hay hỏng cũng được hệ miễn dịch nhận ra và loại bỏ.

Một số tế bào chính trong hệ miễn dịch

Tế bào bạch cầu

Tế bào bạch cầu, hay còn được gọi là bạch cầu. Bạch cầu lưu thông trong các mạch máu và các mạch bạch huyết song song với các tĩnh mạch và động mạch. Các tế bào bạch cầu tuần tra liên tục và tìm kiếm mầm bệnh. Khi thấy mục tiêu, chúng bắt đầu nhân lên và gửi tín hiệu đến các loại tế bào khác. Các bạch cầu được lưu trữ ở các cơ quan bạch huyết, bao gồm:

  • Tuyến ức – một tuyến giữa phổi và ngay dưới cổ.
  • Lách – một cơ quan lọc máu, nằm ở phía trên bên trái của bụng.
  • Tủy xương – nằm ở trung tâm của xương, tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Các hạch bạch huyết – Các tuyến nhỏ ở khắp cơ thể, được liên kết bởi các mạch bạch huyết.

Có hai loại bạch cầu chính:

Loại 1: Đại thực bào

Những tế bào này bao quanh và hấp thụ mầm bệnh và phá vỡ, ăn chúng một cách hiệu quả. Có một số loại, bao gồm:

  • Bạch cầu trung tính – đây là loại thực bào phổ biến nhất và có xu hướng tấn công vi khuẩn.
  • Bạch cầu đơn nhân – đây là loại lớn nhất và có một số vai trò.
  • Đại thực bào – truy tìm mầm bệnh, đồng thời loại bỏ các tế bào chết.
  • Tế bào mastocyte – giúp chữa lành vết thương và chống lại mầm bệnh.

Loại 2: Tế bào lympho

Tế bào lympho giúp cơ thể ghi nhớ những bệnh trước đây đã gặp phải và nhận biết nếu chúng quay lại tấn công lần nữa.

Tế bào lympho sinh ra trong tủy xương. Một số ở lại tủy và phát triển thành tế bào lympho B, số khác đi đến tuyến ức và trở thành tế bào lympho T. Hai loại tế bào này có vai trò khác nhau:

  • Tế bào lympho B – tạo ra kháng thể, đồng thời cảnh báo các tế bào lympho T.
  • Tế bào lympho T – phá hủy các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, đồng thời cảnh báo các bạch cầu khác.

Tế bào bạch cầu

Hệ miễn dịch cảnh báo cơ thể từ các bệnh bên ngoài, bằng cách phát hiện các protein trên bề mặt của tất cả các tế bào, và bỏ qua các protein của chính nó hoặc ở giai đoạn đầu.

Kháng nguyên là bất kỳ nguyên nhân nào gây ra phản ứng miễn dịch. Trong nhiều trường hợp, kháng nguyên là vi khuẩn, nấm, vi rút, độc tố xâm nhập từ bên ngoài, nhưng cũng có thể là một trong những tế bào của cơ thể bị lỗi (chẳng hạn tế bào ung thư) hoặc tế bào chết.

Vai trò của các tế bào

Vai trò của tế bào lympho B

Khi tế bào lympho B phát hiện ra kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra kháng thể.

Kháng thể là các protein đặc biệt để khóa lại các kháng nguyên.

Mỗi tế bào B tạo ra một kháng thể cụ thể. Ví dụ, một tế bào có thể tạo ra một kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm phổi và tế bào khác có thể nhận ra vi-rút cảm lạnh thông thường.

Kháng thể là một phần của nhóm các hóa chất gọi là immunoglobulin, đóng nhiều vai trò trong phản ứng miễn dịch:

  • Immunoglobulin G (IgG) – đánh dấu các vi khuẩn để các tế bào khác có thể nhận ra và đối phó với chúng.
  • IgM – tiêu diệt vi khuẩn.
  • IgA – tập hợp trong chất dịch, chẳng hạn như nước mắt và nước bọt, bảo vệ các cửa vào cơ thể.
  • IgE – chống lại ký sinh trùng và cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng.
  • IgD – duy trì liên kết với tế bào lympho B, giúp bắt đầu tạo ra phản ứng miễn dịch.

Kháng thể bám vào vào kháng nguyên, nhưng không tiêu diệt, mà chỉ đánh dấu.

Việc tiêu diệt là công việc của các tế bào khác, chẳng hạn như thực bào.

Vai trò của tế bào lympho T

Có nhiều loại tế bào lympho T khác nhau:

  • Các tế bào Helper T (tế bào lympho T giúp đỡ) – phối hợp các phản ứng miễn dịch.

Một số giao tiếp với các tế bào khác, và một số kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn. Những số khác thu hút thêm nhiều tế bào T hoặc thực bào ăn tế bào.

  • Các tế bào Killer T (tế bào lympho T gây độc tế bào) – như tên gọi, các tế bào T này tấn công các tế bào khác, đặc biệt hữu ích để chống lại virus. Chúng hoạt động bằng cách nhận ra các phần nhỏ của virus ở bên ngoài các tế bào bị nhiễm bệnh và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.

Hệ Miễn dịch

Hệ miễn dịch của mỗi người là khác nhau, nhưng theo nguyên tắc chung, hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn khi trưởng thành, đến thời điểm này khi chúng ta đã tiếp xúc với nhiều mầm bệnh và phát triển khả năng miễn dịch nhiều hơn.

Chính vì vậy thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng bị bệnh ít hơn trẻ em.

Khi một kháng thể đã được tạo ra, một bản sao vẫn còn trong cơ thể để nếu cùng một kháng nguyên xuất hiện trở lại, nó có thể được xử lý nhanh hơn.

Đó là lý do tại sao với một số bệnh, chẳng hạn như thủy đậu, bạn chỉ bị nhiễm một lần vì cơ thể có một kháng thể thủy đậu được lưu trữ, sẵn sàng và chờ đợi để tiêu diệt nếu bệnh lại xâm nhập. Điều này được gọi là miễn dịch.

Có ba loại miễn dịch ở người gọi là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng và

miễn dịch thụ động:

  • Miễn dịch bẩm sinh

Tất cả chúng ta được sinh ra với một số mức độ miễn dịch đối với những bệnh bên ngoài. Hệ miễn dịch của con người, tương tự như của nhiều loài động vật, sẽ tấn công những mầm bệnh từ bên ngoài. Miễn dịch bẩm sinh này bao gồm các rào cản bên ngoài của cơ thể chúng ta – tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh – chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.

Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch thích ứng hoặc thụ động sẽ xảy ra.

  • Miễn dịch chủ động

Khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vắc-xin, chúng ta xây dựng một thư viện kháng thể với các mầm bệnh khác nhau. Điều này đôi khi được gọi là bộ nhớ miễn dịch vì hệ miễn dịch của chúng ta nhớ những mầm bệnh trước đó.

  • Miễn dịch thụ động

Loại miễn dịch này được “mượn” từ một nguồn khác, nhưng không kéo dài vô tận. Ví dụ, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

Vấn đề tiêm chủng tạo hệ miễn dịch

Tiêm chủng giới thiệu các kháng nguyên hoặc mầm bệnh suy yếu cho một người mà cá nhân người này không bị mắc bệnh nhưng vẫn tạo ra kháng thể. Bởi vì cơ thể lưu lại bản sao của các kháng thể, nên sẽ được bảo vệ nếu mối đe dọa xuất hiện lại sau này trong cuộc sống.

Thời điểm tốt nhất để tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Tiêm chủng giúp tạo ra kháng thể bảo vệ con người trước các mối đe dọa và mầm bệnh

Rối loạn hệ thống miễn dịch

Bởi vì hệ miễn dịch rất phức tạp, nên có lúc hoạt động sai. Các loại rối loạn miễn dịch thuộc ba loại:

  • Suy giảm miễn dịch

Phát sinh khi một hoặc nhiều phần của hệ miễn dịch không hoạt động. Suy giảm miễn dịch có thể được gây ra theo một số nguyên nhân, bao gồm tuổi tác, béo phì và nghiện rượu. Ở các nước đang phát triển, suy dinh dưỡng là một nguyên nhân phổ biến. AIDS là một ví dụ về suy giảm miễn dịch mắc phải.

Trong một số trường hợp, suy giảm miễn dịch có thể được di truyền, ví dụ, trong bệnh ung thư di căn, u hạt mạn tính, nơi thực bào không hoạt động đúng chức năng của nó.

  • Bệnh tự miễn dịch

Trong điều kiện tự miễn dịch, hệ miễn dịch sẽ chọn nhầm mục tiêu là các tế bào khỏe mạnh, thay vì các mầm bệnh lạ hoặc các tế bào bị lỗi. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể không thể phân biệt cái nào của mình, cái nào đến từ bên ngoài nữa. Các bệnh tự miễn bao gồm bệnh celiac, tiểu đường loại 1, viêm khớp dạng thấp và bệnh Graves.

  • Quá mẫn cảm

Hệ miễn dịch phản ứng thái quá làm hỏng các mô khỏe mạnh. Một ví dụ là sốc phản vệ trong đó cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng mạnh đến mức có thể đe dọa đến tính mạng.

Hệ miễn dịch cực kỳ phức tạp và quan trọng đối với sự sống của chúng ta. Một số hệ thống và các loại tế bào khác nhau hoạt động đồng bộ hoàn hảo (trong hầu hết thời gian) trên khắp cơ thể để chống lại mầm bệnh và dọn sạch các tế bào chết.

Liệu pháp miễn dịch tự thân được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ung thư. Quá trình tăng cường hệ miễn dịch tự thân bằng cách thu nhận tế bào miễn dịch tự nhiên trong cơ thể người và tế bào T gây độc từ máu của người bệnh. Tiếp theo, nuôi cấy tăng sinh và hoạt hóa các tế bào này ở phòng thí nghiệm. Cuối cùng là chuyển trở lại cơ thể người bệnh. Các tế bào miễn dịch diệt tự nhiên này khi đã được đưa vào cơ thể chúng sẽ tự động tiêu diệt các tế bào ung thư.

Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch tự thân mang lại nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống cho người mắc bệnh ung thư. Đây là liệu pháp điều trị thành công ở Nhật Bản và các nước phát triển trên thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one