Hỏi đáp về miễn dịch?

Trong bài viết này TUBAHI tổng hợp toàn bộ các hỏi đáp về miễn dịch mà có thể bạn sẽ gặp

Mục lục

Đáp ứng miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động nhằm tìm ra mầm bệnh và những “kẻ xâm lược” không có nhiệm vụ gì trong cơ thể. Chẳng hạn như, nếu chẳng may bạn hít phải vi rút gây cảm lạnh vào mũi, hệ miễn dịch định vị vi rút, sau đó chặn đứng nó hoặc thúc đẩy sự phục hồi của cơ thể.

Cơ thể cần thời gian để vượt qua một đợt nhiễm trùng, và chúng ta có thể phải cần đến thuốc, nhưng hệ miễn dịch là nền tảng vững chắc để phòng ngoại xâm và phục hồi cơ thể. Đáp ứng miễn dịch là cách thức cơ thể của chúng ta nhận dạng và bảo vệ bản thân trước vi khuẩn, vi rút và các tác nhân ngoại lai có hại khác.

Miễn dịch tự nhiên – Miễn dịch không đặc hiệu là gì?

Miễn dịch tự nhiên – Miễn dịch không đặc hiệu – là hệ thống miễn dịch mà chúng ta có từ lúc sinh ra. Hệ thống này bảo vệ chúng ta trước tất cả các kháng nguyên. Miễn dịch tự nhiên gồm các hàng rào ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể. Những hàng rào này hình thành nên vòng phòng thủ đầu tiên của đáp ứng miễn dịch. Ví dụ về hệ miễn dịch tự nhiên bao gồm:

  • Phản xạ ho;
  • Enzym trong nước mắt và dầu do da tiết ra;
  • Dịch nhầy, giúp “bẫy” vi khuẩn và các mảnh vật thể;
  • Da;
  • Dịch a xít dạ dày.

Miễn dịch tự nhiên còn nằm dưới dạng chuỗi hóa chất của protein, được gọi là miễn dịch thể dịch. Ví dụ cho miễn dịch thể dịch là hệ thống bổ sung của cơ thể cùng các chất gọi là interferon và interleukin-1 (gây sốt).

Nếu một kháng nguyên vượt qua được các hàng rào bảo vệ này, nó sẽ bị tấn công và triệt hạ bởi các “chiến binh” khác của hệ miễn dịch.

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân áp dụng cho những loại ung thư nào?

Có thể được áp dụng với bệnh nhân ung thư dạng thể rắn như phổi, đại tràng, tá tràng, trực tràng, dạ dày, gan, mật, tụy, thực quản, buồng trứng, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, bàng quang, vú, não…

Ung thư ở giai đoạn nào thì phù hợp điều trị bằng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân?

Bệnh nhân ung thư ở cả các giai đoạn khác nhau đều có thể áp dụng được liệu pháp.

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có giới hạn độ tuổi sử dụng không?

Bệnh nhân từ 18 đến 75 tuổi có thể thực hiện được liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân.

Đối với bệnh nhân không thuộc độ tuổi trên thì cần phải được bác sĩ thăm khám để đánh giá về khả năng thực hiện liệu pháp.

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có thể sử dụng độc lập được không?

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có thể sử dụng như một liệu pháp điều trị độc lập.

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có sử dụng kết hợp được với các phương pháp điều trị ung thư khác không?

Để tăng tính hiệu quả trong điều trị ung thư thì liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân được kết hợp cùng với các phương pháp điều trị ung thư khác (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nhiệt trị…).

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có thể sử dụng cho người khỏe mạnh không?

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có thể sử dụng được cho người khỏe mạnh để cải thiện hệ miễn dịch ngăn ngừa ung thư, các bệnh liên quan đến virus như cúm, viêm gan Bviêm gan CEpstein Barr virus (EBV), hội chứng mệt mỏi mãn tính (Chronic Fatigue Syndrome)…

Liệu pháp này không chỉ định cho những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, ung thư tế bào lympho (NKT và B), những bệnh nhân đang sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch, những bệnh nhân bị viêm gan B, viêm gan C, HIV…

Khách hàng vừa thực hiện phẫu thuật có thực hiện được liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân không?

Khách hàng có thể thực hiện liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân tối thiểu 14 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật.

Khách hàng sử dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có bị ảnh hưởng gì tới chất lượng cuộc sống không?

Theo các nghiên cứu khoa học, khách hàng sau khi thực hiện liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân đều cải thiện được chất lượng cuộc sống như ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, giảm thiểu mệt mỏi, ít mắc cảm cúm hơn…

Khách hàng đang bị sốt có thực hiện được liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân không?

Trong trường hợp khách hàng bị sốt thì sẽ không thực hiện được liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân. Do đó, khách hàng phải chờ hết sốt và được bác sĩ chuyên khoa khám để đánh giá tình trạng sức khỏe thì mới có thể thực hiện được liệu pháp.

Khách hàng có thể thực hiện liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân bao nhiêu lần trong 1 năm? Số lần điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất là bao nhiêu?

Khách hàng có nhu cầu sử dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám trước. Sau khi khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ và giai đoạn tiến triển của ung thư để đưa ra được một lộ trình thực hiện liệu pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân có tốt hơn những phương pháp điều trị ung thư khác không?

Việc điều trị ung thư là một quá trình đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất và mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Hiện nay, liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân đang được ứng dụng rộng rãi nhờ hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư cao, ít khi xảy ra tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị ung thư khi kết hợp với các phương pháp khác.

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân đã đem lại hiệu quả gì trong hỗ trợ điều trị ung thư?

Nâng cao hiệu quả điều trị ung thư lên 25-35% khi phối hợp với các biện pháp điều trị truyền thống như: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân giảm đáng kể triệu chứng mệt mỏi mãn tính.

Giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm cơ hội như: cúm, viêm phổi, viêm họng…

Sử dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự giúp tăng cường sức khỏe có giúp được khách hàng miễn nhiễm với ung thư hay không?

Khách hàng sử dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân giúp hệ miễn dịch chống lại các tác nhân ung thư, bệnh truyền nhiễm do virus… góp phần ngăn ngừa ung thư và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, liệu pháp không thể giúp khách hàng miễn nhiễm hoàn toàn với ung thư.

Xem thêm:

  1. 3 điều bạn nên biết về xét nghiệm miễn dịch
  2. Cách hệ miễn dịch chiến đấu để bảo vệ cơ thể
  3. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
  4. Hệ miễn dịch là gì? Tầm quan trọng của hệ miễn dịch
  5. Miễn dịch qua trung gian tế bào
  6. Tăng cường miễn dịch cơ thể với VLIVE
  7. Tế bào miễn dịch là gì? Vai trò của tế bào miễn dịch?
  8. Tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK): Những điều cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one