KỸ THUẬT TRỒNG – CHĂM SÓC NẤM ĐẦU KHỈ CHO NĂNG SUẤT CAO

Nấm đầu khỉ (nấm hầu thủ) là loài nấm ôn đới, chỉ trồng được ở những vùng khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ để nấm đầu khỉ ra quả thể là 16-20 độ C và nhiệt độ cao nhất có thể trồng được là 19-22 độ C. Nấm đầu khỉ có tác dụng tốt trên bệnh Alzheimers, ngăn cản quá trình lão hoá và phục hồi các neuron thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại ung thư phối di căn. Polysaccharide chiết từ nấm có hiệu quả trên ung thư dạ dày, thực quản và ung thư da…

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM ĐẦU KHỈ TRÊN MÙN CƯA VẬT LIỆU MÙN CƯA:

Mùn cưa (không có chứa tinh dầu) 78%; cám không mốc 20%; đường trắng 1%, thạch cao 1 % , nước 60 – 65 %, pH từ 5 – 6.

Cho giá thể đã phối trộn vào túi, nén vừa chặt, đều, tạo lỗ giữa túi có đường kính khoảng 1,5cm và nhỏ dầnxuống dưới khoảng 1 cm. Nhét nút bông và bao ngoài nút giấy báo hoặc giấy da bò và đem đi hấp khử trùng.

Hấp khử trùng bằng autoclave ở 121oC, 1 atm trong 1 giờ. Hay bằng nồi hấp thủ công với 3 lần hấp ở 100oC và mỗi lần hấp trong 3 giờ và các lần hấp cách nhau 24 giờ.

Sau khi hấp  khử trùng, để 2-3 ngày rồi cấy meo nấm vào. Mục đích để túi giá thể 2-3 ngày nhằm loại bỏ những túi bị nhiễm nấm lạ. Phòng cấy meo cần kín không có gió lùa, hạn chế người ra vào. Sử dụng tủ cấy vô trùng (nếu có điều kiện đầu tư) hoặc tủ cấy đơn giản được làm thủ công miễn sao trước khi cấy lao cồn 70o thật kỹ và để cho bề mặt bàn cấy được khô hoàn toàn rồi tiến hành cấy meo. Chuẩn bị đèn cồn, que cấy, bông gòn sạch. Tiến hành lao cồn 70o xung quanh túi giá thể để hạn chế nấm lạ xâm nhập túi giá thể và cấy meo vào sau khi cấy để lên giá của phòng nuôi nấm, nuôi ở nhiệt độ 22 – 25oC, độ ẩm không khí 60%, phòng bảo đảm thông gió, không cẩn ánh sáng. Hàng ngày kiểm tra nấm mọc, đào bỏ nấm mốc và xử lý ngay.

Sự hình thành thể quả và quản lý khi nấm mọc kín bình (túi) phải kịp thời hạ thấp nhiệt độ xuống 20 – 22oC, đồng thời phải để trong điều kiện ánh sáng tán xạ xúc tiến hình thành thể quả, độ ẩm không khí phải 90%. Khi hình thành gốc nấm bằng hạt đậu phải kịp thời chuyển đến phòng mọc nấm. Khoảng cách giữa các túi thường trên 20cm để bình nằm ngang, các tầng túi để hướng miệng ra ngoài và phải ngược lại để tránh thể quả chạm và mọc liền vào nhau.

Nếu không để nghiêng, khi phun nước, nước sẽ tích lại trong túi. Sau để cố định không được động vào nữa, tránh nấm mọc uốn cong.

Nếu phát hiện thể quả non có màu hơi hồng, chứng tỏ ánh sáng quá mạnh, phải che bóng, nếu có gai thô dài chứng tỏ độ ẩm thiếu, phải tưới nước vào xung quanh lên mặt đất, nhưng không để cho bình ngập nước, sao cho độ ẩm của vật liệu nuôi đạt 70 – 75% như vậy nấm đầu khỉ mới trắng, gai ngắn, sản lượng cao.

Thu hái: Khi thể quả mọc được khoảng 10cm, gai dài 0,5cm, bào tử bắt đầu phân tán là có thể thu hái. Nếu hái thể quả già, nấm thường bị đắng. Khi thu hái dùng dao cắt vào trong miệng bình, không để cuống dài quá, tránh nấm tạp, nhưng không cắt ngắn quá ảnh hưởng đến khả năng tái sinh, nên để khoảng 1 – 2cm là vừa. Sau khi hái xong nên kịp thời hong khô hoặc ngâm muối, tốt nhất là cung cấp nấm tươi cho các nhà hàng và khách sạn.

NẤM ĐẦU KHỈ ĐÃ ĐƯỢC TRỒNG Ở VIỆT NAM

Thành công này đã góp thêm một loài nấm ăn mới và quý vào thị trường thực phẩm Việt Nam. Đây còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất một số loại dược phẩm phục vụ sức khỏe con người. Bởi nấm đầu khỉ có tác dụng ngăn cản quá trình lão hóa và phục hồi các nơ ron thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và đặc biệt hiệu quả với các bệnh nhân ung thư phổi di căn. Polysaccharide chiết xuất từ nấm có hiệu quả chống ung thư dạ dày, thực quản và ung thư da…

Nấm đầu khỉ là loại nấm ôn đới, chỉ trồng được ở những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ để nấm phát triển là 16-20 độ C và nhiệt độ cao nhất có thể trồng được là 19-22 độ C. Để tạo được dòng nấm thích nghi điều kiện nhiệt đới, thạc sỹ Cổ Đức Trọng, thạc sỹ Phan Thị Nhiễu đã dựa trên nguyên tắc cơ bản về di truyền và tập tính đã phân lập mầm nấm trong điều kiện nuôi cấy thuần khiết, ở nhiệt độ cao 28-33 độ C. Theo tập tính thích ứng nhiệt và tiếp tục chọn lọc dòng tự nhiên 5 lần lặp lại, các nhà khoa học đã chọn lọc được dòng nấm đầu khỉ có khả năng chịu nhiệt cao.

Cho tới nay, loại nấm này đã được trồng ở quy mô lớn tại Lâm Đồng trong điều kiện bình thường nhà có lưới bao quanh, mái lợp tôn và không cần tác động về nhiệt độ. Tính tới tháng 10/2005, công ty đã sản suất được 6 nghìn tấn nấm tươi và đang bán dưới dạng sấy khô. Theo Thạc sỹ Cổ Đức Trọng: Quy trình trồng nấm tương đối đơn giản, có thể áp dụng ở mọi vùng, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp (mùn cưa, rơm rạ, bã mía…). Ngoài ra bã sau khi trồng nấm có thể được dùng để nuôi giun đất, cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.

CÔNG DỤNG ÍT AI BIẾT ĐẾN CỦA NẤM ĐẦU KHỈ

Nấm đầu khỉ là một loại nấm dùng làm thực phẩm và dược phẩm, rất tốt cho sức khỏe con người. Nó được trồng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ khoảng 16-20 độ C. Các giáo sư ở Nhật Bản Nấm đã chứng minh nấm đầu khỉ rất hữu dụng đối với các bệnh về tiêu hóa như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày.

NẤM ĐẦU KHỈ CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta đã nghiên cứu được trong nấm đầu khỉ có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Do đó, nấm đầu khỉ được sử dụng để chế biến món ăn, đặc biệt nó được xem là một thuốc vô cùng quý hiếm để chữa bệnh phục vụ con người.

Nấm đầu khỉ có chứa các chất dinh dưỡng như axit amin, đường, nguyên tố khoáng, vitamin nên được dùng để chế biến món ăn, nâng cao sức khỏe và phòng chống khối u vì trong nấm đầu khỉ có chứa hàm lượng Polysaccharide rất cao. Bạn có thể tham khảo chi tiết một số công dụng chữa bệnh của nấm đầu khỉ dưới đây:

Ngoài ra, nấm đầu khỉ còn có hiệu quả trong việc chống lại quá trình lão hóa và hồi phục các dây thần kinh bị tổn thương, nâng cao khả năng miễn dịch và chống lại bệnh ung thư phổi di căn. Dưới đây là công dụng của nấm đầu khỉ mà ít người biết đến:

Nấm đầu khỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u. Khi các khối u xuất hiện, nó sẽ được lớn dần trong cơ thế con người. Nấm đầu khỉ sẽ làm giảm sự phát triển đó, ngăn chặn được khối u lớn dần. Ngoài ra, nấm đầu khỉ còn được dùng để chống vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Nấm đầu khỉ còn được dùng trong chống bệnh đại tràng mãn tính và chống hệ thống u đường tiêu hóa. Nấm đầu khỉ còn được biết đến với tác dụng tăng hệ miễn dịch và chống mệt mỏi.

Trong điều trị ung thư, nấm đầu khỉ còn biết đến với công dụng là giảm mức thấp nhất đối với tác hại của xạ trị và hóa trị liệu.

Đặc biệt, nấm đầu khỉ là một dược phẩm quý cho việc tăng cường sinh lực đối với nam giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one