NẤM ĐẦU KHỈ – CÔNG DỤNG QUÝ GIÁ DÀNH CHO TRÍ NÃO

Nấm Đầu Khỉ còn được gọi là nấm Hầu Thủ hay nấm Bờm Sư Tử, có tên khoa học là Hericium erinaceum, tên tiếng Anh là Monkeyhead mushroom, Lion’s Mane mushroom. Tại Nhật Bản, loại nấm này được gọi là Yamabushitake (nấm Sơn Tặc), tại Trung Quốc là Houtou (nấm Hầu Thủ).

Loại nấm này phân bố rộng rãi trên các vùng Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản), châu Âu, Bắc Mỹ; mọc trên các loại cây gỗ nhóm sồi dẻ. Quả thể Nấm Đầu Khỉ có dạng hình cầu hay hình trứng, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm có tua nấm day đặc, rũ xuống. Quả thể khi còn non có màu trắng hoặc trắng ngà, thịt màu trắng, đến khi già chuyển sang màu vàng hoặc vàng sậm.

GIÁ TRỊ DƯỢC HỌC CỦA NẤM ĐẦU KHỈ

NẤM ĐẦU KHỈ CÓ CHỨA HERICENONE VÀ ERINACINE – HỢP CHẤT XÚC TIẾN SINH TỔNG HỢP YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG THẦN KINH (NERVE GROWTH FACTOR – NGF)

Qua các nghiên cứu cho thấy Nấm Đầu Khỉ có chứa hai thành phần là Hericenone và Erinacine là những hợp chất có tác dụng xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF. Nhờ đó mà loại nấm này được sử dụng giúp phục hồi sự thoái hóa thần kinh, cải thiện chứng mất trí nhớ do lão suy, gia tăng thông minh và cải thiện phản xạ trí não.

Một công dụng khác của Nấm Đầu Khỉ được dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm loét ruột, co thắt dạ day và các bệnh đường tiêu hóa khác. Đã có nghiên cứu thực hiện trên 227 bệnh nhân có bệnh dạ dày từ 2 năm trở lên, số có hiệu quả khỏi bệnh đạt tới tỉ lệ 85,2%-92,5%.

Trong y học cổ truyền, Nấm Đầu Khỉ được sấy khô và chiết bằng nước nóng, giúp tăng khả năng tiêu hóa, làm cho cơ thể cường tráng và tác động như là thuốc bổ cho hệ thần kinh, điều này đã được nhiều nghiên cứu xác nhận. Một minh chứng là trong thế vận hội châu Á năm 1990 có một loại thức uống thể thao mang tên Hầu Thủ (Houtou) với thành phần căn bản là dịch chiết nước nóng từ hệ sợi Nấm Đầu Khỉ đã được vận động viên sử dụng và đã góp phần vào thành tích xuất sắc của họ.

CÁCH TÁC ĐỘNG LÊN TRÍ NÃO – SỰ KHÁC BIỆT VỀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG GIỮA NẤM ĐẦU KHỈ VÀ CAO BẠCH QUẢ:

Để hiểu hơn về cách tác động lên trí não, so sánh sau đây giữa hai loại Nấm Đầu Khỉ Hericium erinaceus và Cao Bạch Quả Ginkgo Biloba, để thấy mỗi loại có cơ chế tác động hoàn toàn khác nhau.

Trong khi Cao Bạch Quả có một lịch sử rất lâu đời, xem như là “viên bổ não” sử dụng làm tăng chức năng tuần hoàn não, với cơ chế ngăn cản kích hoạt tiểu cầu nên có tính chống đông máu, giúp làm tăng lưu lượng máu lên não; thì Nấm Đầu Khỉ hoàn toàn không theo cách đẩy máu lên não, mà với thành phần tự nhiên trong cây nấm gây tác động xúc tiến quá trình sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF.

Yếu tố này giúp gia cố mạng lưới tế bào thần kinh não bộ bằng cách sinh thêm các neuron thần kinh mới và duy trì chất lượng của các neuro đã trưởng thành. Ngoài ra, các yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF còn giúp cải thiện các sợi trục thần kinh axon có vai trò dẫn truyền các tín hiệu điện não, bằng cách giúp chỉnh sửa các màng bọc myelin bao bên ngoài các sợi trục axon. Điều này giúp cho các xung điện não truyền đi trong toàn bộ hệ thống thần kinh không bị tắc nghẽn.

So sánh trên cho thấy việc đẩy máu lên não sẽ không có ý nghĩa nhiều nếu như các tế bào thần kinh bị giảm số lượng hoặc các dây thần kinh không có chất lượng tốt. Do vậy, rất cần đến sự tác động của yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF để duy trì chất lượng cho các tế bào thần kinh, cũng như cần làm chậm sự giảm dần số lượng neutron theo quy luật lão hóa, điều này rất ý nghĩa đối với người từ tuổi 60 trở lên.

VÌ SAO NẤM ĐẦU KHỈ CẦN THIẾT CHO HỆ THẦN KINH?

CƠ MAY PHỤC HỒI TẾ BÀO THẦN KINH:

Phần lớn các tế bào não được hình thành trong giai đoạn bào thai, tiếp theo là sự tăng trưởng tế bào thần kinh xảy ra trong thời kỳ nhũ nhi. Còn ở người trưởng thành thì vẫn có một vùng trong não tiếp tục tạo ra các tế bào thần kinh mới, vùng này có tên là Hồi Hải Mã (Hippocampus); là một cấu trúc nằm bên trong thùy thái dương, có hình dáng giống con cá ngựa, tạo thành một phần của hệ thống Limbic và có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin, hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn, cũng như khả năng định hướng trong không gian.

Con người có hai Hồi Hải Mã, mỗi cái ở mỗi bên bán cầu não, tại đây luôn có sự chuyển giao các tế bào. Vào năm 1998, bằng chứng đầu tiên về sự hình thành các tế bào não mới trong Hồi Hải Mã được đưa ra. Đối tượng cao tuổi nhất trong nghiên cứu này là một cụ ông 72 tuổi, cho thấy quá trình sản sinh tế bào thần kinh mới vẫn tiếp tục xảy ra ở tuổi già.

VAI TRÒ CÁC YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG THẦN KINH NGF TRONG QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC CHỨC NĂNG NÃO BỘ

Lão hóa có liên quan đến sự mất dần đi các tế bào não, rối loạn giấc ngủ và suy giảm chức năng bộ nhớ. Theo mức độ già đi của cơ thể, có sự teo lại và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng nhiều gây ra những tác động không tốt cho trí não, có thể gây nên các chứng đau đầu, chóng mặt, rối loạn nhận thức, thường xảy ra ở người cao tuổi.

Trong não có các yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF giúp chống lại sự mất dần các neutron thần kinh do lão hóa. Qua các nghiên cứu cho thấy khi não bộ bị thương tổn thì những yếu tố này sẽ được giải phóng và giữ vai trò cho quá trình hồi phục. Ngoài việc giúp hạn chế sự mất đi các neutron thần kinh, các yếu tố này còn kích thích các mấu mới trên sợi trục và các sợi nhánh, điều hòa sự phân nhánh của sợi trục thần kinh axon, và tác động hình thành các khớp thần kinh synapse.

HOẠT CHẤT TRONG NẤM ĐẦU KHỈ TÁC ĐỘNG LÊN YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG THẦN KINH NGF

Hericenone và Erinacine là hai chất tự nhiên phân lập từ thân quả và sợi nấm của Nấm Đầu Khỉ, có hoạt tính thúc đẩy quá trình tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF, được chứng minh qua các công trình nghiên cứu của các giáo sư tại các đại học của Nhật và Mỹ đã được công bố vào năm 2002.

Như vậy, khác với cách đẩy máu lên não mà chúng ta thường hiểu, khi sử dụng cao bạch quả, ví như cách đem nước tưới cho cây; trong khi bản thân cái cây vẫn cần một nội lực sống mạnh mẽ từ bên trong các tế bào của nó, nếu thiếu điều này thì dù có tưới nước mấy, cây vẫn yếu.

Hệ thống thần kinh não bộ cũng vậy, nếu các tế bào neutron thần kinh được các yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF gia cố và hạn chế sự mất dần các neutron thần kinh theo tuổi tác, thì bộ não vẫn đủ số lượng và chất lượng tế bào để duy trì hoạt động tốt, giúp duy trì độ minh mẫn ở những người cao tuổi. Nấm Đầu Khỉ là một trong những thảo dược quý cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF bên trong não bộ.

LỢI ÍCH KHÁC CỦA NẤM ĐẦU KHỈ:

Nấm Đầu Khỉ đã được một số công trình nghiên cứu đánh giá là loại nấm đặc biệt có tiềm lực cao không chỉ cho trí não mà còn hứa hẹn mang lại những lợi ích rất khả quan khác cho sức khỏe, được đúc kết như sau:

Ích lợi cho việc cải thiện chứng mất trí nhớ do lão suy, giúp nhạy hơn cho phản xạ trí não.

Rất hữu ích cho người bị suy nhược thần kinh.

Là loại nấm được các sinh viên ưa chuộng sử dụng nhằm giúp gia tăng trí nhớ, đặc biệt vào các mùa thi cử.

Rất hữu dụng đối với các bệnh về tiêu hóa như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, đại tràng mãn tính, u xơ đường tiêu hóa.

Là “đại kỵ” của bênh máu nhiễm mỡ. Những bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ sử dụng Nấm Đầu Khỉ mỗi ngày trong thời gian dài, chỉ số LDL-Cholesterol (mỡ xấu) giảm xuống rõ rệt.

Được đánh giá khả quan về tính chống tăng đường huyết.

Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực.

Là một thảo dược mới mang lại giải pháp mới đầy hứa hẹn trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Nấm Đầu Khỉ còn cần đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để đưa ra bằng chứng y học xác thực. Tuy vậy, loại nấm đặc biệt này đang được sử dụng ngày càng nhiều tại các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật, các nước châu Âu, góp phần cải thiện chất lượng trí não.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one