Bất kì thực phẩm nào làm từ lúa mì, lúa, yến mạch, bột ngô, lúa mạch hoặc món ăn từ lúa đều là sản phẩm làm từ ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, mì ống, yến mạch, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì ngô và bột kiều mạch.
Ngũ cốc được chia làm 2 nhóm, ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế. Ngũ cốc nguyên hạt chứa toàn bộ hạt nhân bên trong, bao gồm cám, mầm và nội nhũ, giúp người dùng giảm thiểu nguy cơ mắc các loại bệnh mãn tính.
Cách lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt
Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt là nguồn quan trọng chứa các chất dinh dưỡng như kẽm, magiê, vitamin B và chất xơ. Có rất nhiều cách để lựa chọn nhưng nếu không được bảo quản đúng và quá hạn sử dụng, dầu trong ngũ cốc có thể bị hỏng.
Hãy thận trọng khi chọn mua ngũ cốc cho bản thân và gia đình. Màu sắc của thực phẩm không chỉ ra được nó có phải là ngũ cốc nguyên hạt hay không.
1. Xem kĩ nhãn hiệu ngũ cốc nguyên hạt
Bạn nên chú ý thành phần dinh dưỡng trên nhãn để lựa chọn những sản phẩm ít natri, chất béo bão hòa (rắn) và đường.
2. Tìm từ “nguyên chất” ở phần đầu danh sách thành phần
Một số thành phần ngũ cốc bao gồm cả yến mạch, bột mì nguyên cám, bắp nguyên hạt, gạo lứt nguyên hạt, gạo dại, và lúa mạch đen nguyên chất. Nếu các thực phẩm trên nhãn nói rằng “bột ngũ cốc”, “100% lúa mì”, “nhiều chất xơ” hoặc có màu nâu thì có thể không phải là sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.
3. Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt cho trẻ em
Bạn có thể tập cho con trẻ ăn bằng cách từ từ thêm ngũ cốc vào công thức nấu ăn yêu thích, các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ ở nhà. Thực đơn ngũ cốc cho trẻ cần phù hợp với độ tuổi và khẩu vị.
4. Tìm chất xơ trên nhãn hiệu sản phẩm
Hãy xem thành phần dinh dưỡng được ghi trên bao bì sản phẩm để kiểm tra thành phần chất xơ có trong sản phẩm ngũ cốc. Hãy chọn mua các sản phẩm cung cấp ít nhất 3g chất xơ cho mỗi khẩu phần.
5. Ngũ cốc có chứa gluten không?
Những người không thể ăn gluten trong lúa mì có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt nếu lựa chọn một cách cẩn thận. Có rất nhiều sản phẩm hạn như kiều mạch, yến mạch được chứng nhận không gluten. Bột yến mạch, bỏng ngô, gạo lứt, gạo dại, và hạt diêm mạch cũng phù hợp với chế độ ăn không gluten.
6. Kiểm tra độ tươi của ngũ cốc nguyên hạt
Chọn mua các sản phẩm được đóng gói chặt chẽ và trong bao bì kín. Ngũ cốc phải luôn tươi và có mùi tươi mới. Ngoài ra, kiểm tra ngày hết hạn và hướng dẫn bảo quản trên bao bì.
7. Bảo quản cẩn thận
Khi bảo quản ngũ cốc từ thùng lớn, sử dụng thùng chứa hàng với nắp chặt và giữ ở nơi mát mẻ, khô ráo. Thùng kín rất quan trọng cho việc duy trì độ tươi mát và làm giảm khả năng sâu bọ hoặc độ ẩm phá hoại. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt tốt nhất nên được gói kĩ ở nhiệt độ phòng trong bao bì gốc vì tủ lạnh sẽ nhanh chóng làm bánh mì mất độ ẩm và kém ngon.
8. Mua vừa đủ
Mua số lượng nhỏ để giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng. Hầu hết sản phẩm ngũ cốc trong bao bì kín có thể được bảo quản trong tủ đông đá.
9. Thời hạn sử dụng
Bởi vì các loại ngũ cốc có loại và lượng dầu khác nhau, nên thời hạn sử dụng cũng khác nhau. Hầu hết chúng có thể bảo quản trong tủ lạnh 2-3 tháng và trong tủ đông 6-8 tháng. Gạo lứt nấu chín có thể được làm lạnh 3-5 ngày và có thể được đông lạnh đến 6 tháng.
Cách sử dụng ngũ cốc nguyên hạt
1. Thay đổi dần dần
Để có thể làm quen với loại ngũ cốc này, hãy thay thế từng chút từ các thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế. Ví dụ, bạn hãy thử chuyển sang ăn bánh mì hoặc bánh mì tròn nguyên hạt thay vì bánh mì trắng, cũng như dùng gạo lứt thay cho gạo trắng.
2. Bữa ăn nhẹ lành mạnh
Bắp rang nguyên hạt có thể trở thành bữa ăn nhẹ lành mạnh. Nhưng bạn nên nhớ khi dùng, không được thêm muối hay bơ. Bạn cũng nên thử ăn bánh quy nguyên chất hoặc bánh quy lúa mạch đen.
3. Tiết kiệm thời gian
Hãy nấu sẵn những món ăn làm từ lúa mì hoặc lúa mạch khi bạn có thời gian. Sau đó, bạn có thể để đông trong tủ lạnh. Khi cần thì lấy ra làm nóng và dùng chúng như một bữa ăn nhanh. Cách làm này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo được chế độ ăn uống lành mạnh giàu dinh dưỡng.
4. Pha trộn cùng ác loại thực phẩm khác
Hãy sử dụng loại ngũ cốc này chung với các nguyên liệu khác, chẳng hạn như yến mạch nấu kèm canh rau củ quả, thịt hầm ăn kèm lúa mì nguyên chất, các món xào.
5. Nhiều sự lựa chọn
Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể thử gạo lứt hoặc mì ống. Hãy nhồi gạo lứt bên trong ớt xanh hoặc cà chua rồi đem nướng, hoặc dùng mì ống nguyên hạt thay cho mì ống và pho mát thông thường.
6. Nướng bánh cùng ngũ cốc nguyên hạt
Bạn hãy thử cho bột kiều mạch, hạt kê hoặc bột yến mạch vào phân nửa bột làm bánh kếp, bánh quế, bánh nướng xốp hoặc các bột làm bánh khác và đừng quên cho thời gian lên men để bột nở.