Chùa ở Sài Gòn là điểm đến mà du khách khó lòng bỏ qua mỗi khi ghé thăm thành phố mang tên Bác. Ở đây, bạn có thể tìm thấy sự thanh tịnh, an lạc, khác hẳn với không khí náo nhiệt nơi cuộc sống phố thị ngày thường.
Chùa Quận 1
Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn
Địa chỉ: 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 bởi một người Hoa tên là Lưu Minh, rời Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống và làm ăn. Ông là một tín đồ của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo nên muốn xây dựng một ngôi chùa thờ Phật và chùa Ngọc. Ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn với khoảng 100 bức tượng làm từ bìa cứng mô tả cuộc gặp gỡ của các vị thần với Ngọc Hoàng.
Phước Hải Tự được người dân Sài Gòn và khách du lịch yêu mến, biết đến với cái tên “cổ tự cầu con, cầu duyên” linh ứng. Đặc biệt, nếu bạn đã rơi vào trạng thái “FA” quá lâu hay mong muốn tình duyên suôn sẻ thì hãy thử thành tâm cầu nguyện tại ngôi chùa linh thiêng này. Nhiều người truyền tai nhau rằng, nếu muốn cầu duyên ứng nghiệm thì hãy sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt.
Chùa Quận 2
Chùa Huê Nghiêm – Ngôi Chùa Cổ Nhất Sài Gòn
Nếu bạn là người có sở thích khám phá những địa điểm du lịch tâm linh có lịch sử lâu đời thì chùa Huê Nghiêm sẽ là một gợi ý vô cùng đúng đắn dành cho bạn. Chùa Huê Nghiêm không chỉ là một trong các cổ tự lâu đời nhất ở Sài Gòn mà còn sở hữu diện tích vô cùng lớn lên đến 20.000 m2 nên thu hút rất nhiều du khách đến chiêm bái và lễ phật.
Địa chỉ: 299B Lương Định Của, Phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Huê Nghiêm có kiến trúc vô cùng khang trang, rộng thoáng nên thu hút rất nhiều Phật tử và khách du lịch đến tham quan, tu học. Đặc biệt, hằng năm vào dịp Đại lễ Phật đản vào tháng 4 âm lich thì chùa được Ban Đại diện Phật giáo quận 2 chọn làm nơi tập trung hành lễ cho tất cả các Tăng ni và Phật tử gần xa. Bên cạnh đó, khuôn viên chùa Huê Nghiêm vô cùng rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây cảnh xanh tươi cùng nhiều tiểu cảnh sinh động toát lên vẽ đẹp trang nhã, tiên cảnh.
Chùa Quận 3
Chùa Linh Chưởng
Toạ lạc tại số 788 Nguyễn Đình Chiểu, phường 01, quận 3, do HT. Thích Quảng Viên khai sơn vào năm 1952.
Ban đầu chùa chỉ được lợp bằng ngói và xi măng, các vật liệu nhẹ tại vùng Bàn Cờ dân cư đông đúc thường đến chùa nương tựa tu học và sinh hoạt.
Chùa Linh Chưởng đã trải qua 3 đời trụ trì,
Hiện nay Ni trưởng là sư cô Thích Nữ Phước Viên.
Chùa Phước Hoà
Toạ lạc địa chỉ 491/15/5 Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, quận 3.
Chùa Phước Hoà là văn phòng Sơ cấp Phật học, phục vụ công tác đào tạo Tăng tài của Phật giáo.
Năm 2000, Chùa chủ trương mở lớp chuyên dịch Tam tạng kinh điển tại.
Ngoài ra, Chùa Phước Hoà còn tham gia nhiều công tác từ thiện xã hội tại các địa phương.
Chùa Vĩnh Phước
Chùa toạ lạc địa chỉ 80/96 Trần Quang Diệu, phường 14, quận 3
Chùa Vĩnh Phước do Đại Đức Thích Vạn Thiện trụ trì. Chùa thường xuyên phối hợp cùng UBND trao tặng quà Tết cho các hộ nghèo, gia đình chính sách khó khăn, người cao tuổi.
Chùa Vĩnh Nghiêm – Ngôi Chùa Lớn Nhất Sài Gòn
Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam được xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành năm 1971. Ngôi chùa tọa lạc trong một khuôn viên rộng thoáng hơn 6000m2 với kiến trúc mái ngói cong vút, những đường chạm trổ, điêu khắc vô cùng tỉ mỉ đã thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan mỗi năm và đặc biệt đông đúc vào những dịp lễ lớn. Tổng thể kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm bao gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.
Địa chỉ: 339 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những ngôi chùa có lối kiến trúc đẹp mãn nhãn, độc đáo, hiện đại và cũng là ngôi chùa lớn nhất tại Sài Gòn. Trải qua nhiều thập kỷ, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn không mất đi nét thanh tịnh, bình yên giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Nếu bạn có dịp đi du lịch Sài Gòn, bạn nhất định phải ghé đến ngôi chùa đẹp và đặc biệt này để tham quan, viếng Phật và ngắm nhìn vẻ đẹp tôn nghiêm nơi đây nhé.
Chùa Chantarangsay
Chùa Chantaransay hay còn gọi là chùa Candaransi xây dựng lần đầu vào năm 1946, Chantarangsay nghĩa là Nguyệt Quang (Ánh Trăng) là ngôi chùa Khmer đầu tiên ở Sài Gòn.
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, xây dựng theo phong cách Khmer với những bức tượng động vật chạm nổi và tranh vẽ trong chùa, mang nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của người Khmer Tây Nam Bộ
Địa chỉ tọa lạc ở số 164/235 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3.
Ni Viện Kiều Đàm
Ni viện thường xuyên chia sẽ những hoạt động như gắn bó lâu dài với công tác nhân đạo đặc biệt chăm sóc người khiếm thị, thực hiện nhiều chuyến hỗ trợ nhân đạo đến bà con gốc Khmer nghèo ở Sóc Trăng.
Ni viện còn mở rộng công tác từ thiện nhân đạo, một phòng chẩn trị đông y vói các giường chuyên môn được mua sắm lắp đặt, điều trị miễn phí.
Ni viện được Hòa thượng Thích Trí Thủ và Ni trưởng Thích nữ Diệu Không sáng lập vào 1970, thuộc hệ phái Bắc Tông, địa chỉ 380 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3
Chùa Quận 4
Chùa Phước An
Chùa Phước An tọa lạc tại địa chỉ 226 Đường Tôn Đản, Phường 8, quận 4
Tuy là ngôi chùa nhỏ nhưng được nhiều người biết đến bởi nơi đây là nơi quy y hướng thiện của nhiều tay anh chị trên con đường hoàn lương.
Chùa Phước An hiện nay do Hiện Sư cô Diệu Quang là trụ trì.
Sư cô Diệu Quang tên thật là Trương Thị Ánh, là con gái thứ 4 của ông trùm Nam Cam và bà Trúc “Mẫu hậu”.
Tổ Đình Giác Nguyên
Chùa Giác Nguyên thành lập từ năm 1947 do bốn Hòa Thượng : Trưởng Lão là Thích Hành Trụ, Thích Thới An, Thích Hành Nguyện Và Thích Thiện Tường.
Từ năm 1984 đến nay, Thầy Thích Minh Nghĩa tiếp thừa theo di chúc của các ngài và lời huyền kí của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Hành hạ Trụ là : “con tu Thiền nhưng cũng nhớ niệm phật nghe”.
Địa chỉ toạ lạc: số 129F/186/2 Bến Vân Đồn, phường 4, quận 4
Chùa Quận 5
Chùa Bà Thiên Hậu
Địa chỉ: 710 Đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Sài Gòn mà du khách không nên bỏ qua khi đến đây. Chùa không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn có cả khách quốc tế đến viếng thăm và chiêm ngưỡng bí mật ẩn giấu của nơi đây.
Điểm nhấn của chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc nhang vòng cuộn tròn xoắn ốc treo lơ lửng trên cao tạo thành một hình ảnh rất độc đáo và ấn tượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua nhẫn, ghi những điều ước hoặc lời chúc của mình vào giấy, sau đó treo lên với vòng nhang để cầu xin bà Thiên Hậu. Một điểm nhấn đặc biệt nữa của chùa là toàn bộ nguyên vật liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ gỗ quý cho đến bát hương, từ phù điêu đến tượng nhỏ. Điều đó phần nào cho thấy chùa Bà Thiên Hậu có vị trí rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn.
Chùa Ông
Địa chỉ: 678 Đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Ông quận 5 – ngôi cổ tự 300 năm tuổi linh thiêng giữa lòng Sài Gòn là ngôi chùa người Hoa cầu duyên có tiếng còn được gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Đây không chỉ là nơi chiêm bái, cầu nguyện của người Hoa gốc Triều Châu tại Sài Gòn mà còn được xem như một công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo ở nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Không chỉ người dân Sài Gòn và các du khách thập phương thường đến đây để cầu nguyện, mong ước đường tình duyên khởi sắc, đường tài lộc được hanh thông.
Chùa Quan Âm
Địa chỉ: 12 Lão Tử, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Quan Âm hơn 250 năm tuổi (Hội quán Ôn Lăng) là một trong những ngôi chùa Hoa nổi tiếng và đẹp nhất ở Sài Gòn. Điểm nổi bật của chùa là các bức chạm khắc gỗ tinh xảo bao gồm các bức hoành phi, câu đối, “bao lam”, cột rồng, đồ trang trí làm từ mảnh gốm vỡ và chuông cổ. Một số lượng lớn các vị thần, vị thần trong tôn giáo dân gian Trung Quốc, Đạo giáo và Phật giáo.
Lấy cảm hứng từ những ngôi chùa và đền thờ của Trung Quốc được xây dựng từ thế kỷ 19, chùa Quan Âm có mái, cột, tường, biển hiệu và đồ trang trí màu đỏ. Các cột, tấm và đồ trang trí bằng gỗ chạm khắc có rất nhiều trong chùa Quan Âm. Những đồ trang trí đẹp mắt được bao phủ bởi những mảnh gốm vỡ là những phần ấn tượng nhất của chùa. Chùa Quan Âm không chỉ đông đúc vào những ngày lễ mà còn cả những ngày bình thường. Bạn đến chùa, mang theo lễ vật và cầu mong sự giàu có, sức khỏe, con cái, tình duyên, may mắn, hạnh phúc, bình an, vạn sự như ý.
Chùa Vạn Phật
Ẩn mình bên trong khu phố vàng bạc trên đường Nghĩa Thục quận 5, chùa Vạn Phật còn gọi là Vạn Phật Tự lọt thỏm giữa những dãy nhà cao tầng giữa lòng Sài Gòn. Đúng như tên gọi, chùa Vạn Phật có công trình các pho tượng Phật được xếp vào hàng kỷ lục tại Việt Nam. Những bức tượng được bày trí khắp các tầng, trong đó, tráng lệ nhất là Đại điện Quang Minh, công trình quy tụ cả tượng Phật từ nhỏ đến lớn như: Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền…
Kiến trúc của ngôi chùa bốn tầng thường nghi ngút khói hương và lễ vật ở bàn thờ mang đậm nét văn hoá của người Hoa: cổng vòm, những án thơ dán giấy đỏ. Trên cùng có một bức tượng Phật được trang trí công phu cao hơn 6m, trong khi 10.000 bức tượng nhỏ hơn bao quanh nó. Nếu có dịp du lịch Sài Gòn bạn có thể ghé chùa để xin xăm bằng máy tự động, cầu bình an cho gia đạo.
Chùa Vạn Phật được xây dựng vào năm 1959 bởi hai vị hòa thượng là Đức Bổn và Diệu Hoa làm nơi tu học, lễ bái cho các tăng ni, phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận.
Chùa có hơn 10.000 tượng Phật, hệ thống tượng Phật được xếp vào hàng kỷ lục tại Việt Nam.
Địa chỉ toạ lạc 66/14 Nghĩa Thục, phường 5, quận 5
Hội Quán Quỳnh Phủ
Còn được gọi là chùa Bà Hải Nam toạ lạc số 276 đường Trần Hưng Đạo B, Phường 11, Quận 5, được xây dựng vào năm Đạo Quang thứ 3 triều Thanh (1824) và đã trải qua 5 đợt trùng tu.
Hội quán xưa là ngôi miếu do cộng đồng người Hoa Hải Nam xây dựng, nay được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 28/12/2001
Thờ chính ở chùa là Thiên Hậu nguyên quân và hai phối tự Thủy Vĩ Thánh nương, Ý Mỹ nương nương, đều được người Hải Nam tôn là thần bảo hộ cư dân buôn bán viễn dương, đi lại trên biển. Đặc biệt nơi đây còn thờ “108 anh linh”
Chùa Quận 6
Chùa Liên Hoa
Chùa toạ lạc địa chỉ 361 Lê Quang Sung, Phường 9, Quận 6, TP HCM
Chùa Liên Hoa được thành lập năm 1957 do tín đồ Phật Tử người Hoa sáng lập
Người sáng lập: Tín đồ Phật tử người Hoa
Chùa theo hệ phái Hoa Tông
Chùa Quận 7
Chưa có
Chùa Quận 8
Chùa Linh Bửu
Chùa Linh Bửu hay còn gọi là chùa Cung Đình Huế, do lối kiến trúc đặc trưng cung đình của chùa.
Chùa có nhiều đóng góp từ thiện và khuyến học tại địa phương cũng và đất nước.
Trụ trì bởi hoà thượng Thích Thiện Tài, hoà thượng sáng tác nhiều thơ văn khuyến khích tu dưỡng đời sống và thấm nhuần tư tưởng Phật giáo
Địa chỉ toạ lạc 71 Bông Sao, phường 5, quận 8.
Chùa Thường Quang
Địa chỉ toạ lạc : số 2A Bến Phú Định, phường 16, quận 8.
Chùa Thường Quang thường xuyên thực hiện tinh thần từ bi ban vui cứu khổ của người con Phật, góp phần làm giảm bớt nỗi đau thương khốn khổ của người nghèo, người tàn tật, người già, trẻ em mồ côi….
Do đó, bang Từ Thiện Chùa Thường Quang do TT.Thích Chơn Tịnh, trụ trì chùa cùng Phật tử thành lập vào năm 1986, đã thực hiện các chương trình: cứu trợ, người mù, nhà tình thương, xe lăn xe lắc, giáo dục, bệnh nhân, nhận chuyển hàng miễn phí.
Chùa Long Hoa
Chùa Long Hoa tọa lạc tại số 360A Bến Bình Đông, phường 15, quận 8.
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông (người Hoa), nằm trên khu đất rộng 6.000m2 do Hòa thượng Thích Siêu Trần xây dựng năm 1958, mang đậm nét kiến trúc chùa cổ Trung Hoa.
Hòa thượng Thích Siêu Trần nguyên là Chủ tịch Phật giáo Hoa tông và hiện tại Đại đức Huệ Công nguyên trụ trì chùa.
Đại đức đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện xã hội và tổ chức tái thiết ngôi chùa lớn đẹp như ngày nay.
Chùa Quận 9
Chùa Bửu Long
Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Không cần phải đến tận Thái Lan, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc của xứ sở Chùa Vàng. Chùa Bửu Long, ngôi chùa có lối kiến trúc Thái độc nhất vô nhị và hiếm thấy nằm giữa Sài Gòn tráng lệ, trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách phương về đây tham quan, lễ Phật.
Chùa Bửu Long được tạp chí National Geographic của Mỹ vinh danh là một trong 10 công trình Phật Giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới. Chùa Bửu Long là một điểm tuyệt vời để “check – in” những bức ảnh đẹp lộng lẫy, như một bông hoa lấp lánh giữa khung cảnh nên thơ bên cạnh nhánh sông Đồng Nai yên bình, Chùa Bửu Long quận 9 luôn góp mặt trong danh sách chùa Sài Gòn đẹp nổi tiếng xa gần
Chùa Phước Long
Địa chỉ: VRHW+69V, phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Phước Long hay có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3 đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông được xây dựng vào năm 1965. Thuở ban đầu, ngôi chùa này đơn sơ chỉ là nhà mái tranh vách đất. Để có được khuôn viên khang trang cùng các hạng mục công trình hoành tráng như hiện nay thì việc xây dựng, trùng tu đã được tiến hành từ năm 2009 trên diện tích rộng lên đến 1,5 ha.
Điểm thu hút của ngôi chùa trên sông ở Sài Gòn này là có rất nhiều tượng Phật với màu sắc sặc sỡ như Thập Bát La Hán, các vị Bồ Tát, những vị thần theo tín ngưỡng nhân gian, có cả tượng Tôn Ngộ Không, Đường Tăng… Đặc biệt, khi đặt chân đến cổng chùa, bạn sẽ nhìn thấy pho tượng Phật nằm dài khoảng 10m rất ấn tượng. Khuôn viên chùa trông khá giống một vườn tượng, trong đó, Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá được đặt chính giữa hồ nước, bao quanh là những con rồng hướng mặt ra sông độc đáo.
Chùa Quận 10
Chùa Bửu Đà
Chùa Bửu Đà tọa lạc số 419/4 đường Cách mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Hòa thượng Thích Như Xướng sáng lập năm 1927, được trùng tu năm 1963 và năm 1996.
Điện Phật ở tầng lầu 2 được bài trí trang nghiêm. Pho tượng đức Phật Thích Ca thiền định bằng đồng nặng 6 tấn, cao 4,4m tôn trí uy nghi ở chánh điện.
Chùa Giác Ngộ Sài Gòn
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Giác Ngộ có khuôn viên rộng đến 695m2, được xây dựng lần đầu vào năm 1946. Đến nay, chùa nổi tiếng bởi nơi đây có nhiều hoạt động thiết thực, có ích cho xã hội. Đây cũng là nơi sinh sống và làm việc của Sư cô Thích Nhật Từ, người có kiến thức Phật học uyên thâm.
Công trình chùa Giác Ngộ hiện nay gồm 1 tầng hầm để xe và 7 tầng lầu, tổng diện tích xây dựng là 3.476m2. Chánh điện của chùa gồm 2 tầng, tầng 1 rộng 412m2 và tầng lửng tầng 2 gồm 300m có thể chứa cùng lúc khoảng 700 người. Tầng 3 là thiền đường. Tầng 4 là thư viện. Các tầng còn lại phục vụ các hoạt động giáo dục Phật giáo và thờ cúng các vị Phật khác. Bên cạnh ngôi nhà 7 tầng nói trên, phía sau còn có dãy nhà sư và từ bên trái nhìn từ ngoài vào là dãy nhà thờ xương cốt của các phật tử đã khuất.
Chùa Việt Nam Quốc Tự
Địa chỉ: 244 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu bạn là Phật tử đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh chắc hẳn đã quá quen thuộc với Việt Nam Quốc Tự. Được thành lập vào năm 1964, trải qua nhiều giai đoạn ngôi chùa đã thay đổi khá nhiều. Khác hẳn với vẻ hoang sơ trước kia, xung quanh ngôi chùa giờ đây đã mọc lên nhiều công trình và dịch vụ nhộn nhịp… Đặc biệt, vị trí của Việt Nam Quốc Tự lại nằm ngay trên đường 3 Tháng 2, Quận 10, một trong những con đường rộng lớn và sầm uất nhất ở Sài Gòn.
Đến chùa, bạn sẽ thấy sự hài hòa trong phong cách kiến trúc: vừa hiện đại lấp lánh bên ngoài xen lẫn bên trong là những nét truyền thống cổ xưa. Là một ngôi chùa nổi tiếng, Việt Nam Quốc Tự để lại ấn tượng mạnh trong lòng du khách nhiều hơn khi sở hữu tòa tháp cao nhất nước ta. Mái hiên chùa mùa vàng, được làm hoàn toàn bởi đá tự nhiên. Nếu có cơ hội bạn hãy đến đây một lần để tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng này.
Chùa Quận 11
Khánh Vân Nam Viện
Khánh Vân Nam Viện là đạo quán lớn nhất của người Hoa tại Sài Gòn.
Chùa toạ lạc tại 269/2 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 16, Quận 11, có nguồn gốc từ huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Chùa Khánh Vân Nam Viện du nhập vào Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1936 và đến nay đã phát triển lớn mạnh hơn.
Đây là ngôi đạo quán hiếm hoi và lớn nhất miền Nam, mang yếu tố tổng hợp của “tam giáo đồng nguyên”: Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo.
Chùa Quận 12
Chùa Huyện Bình Chánh
Bát Bửu Phật Đài – Phật Cô Đơn
Chùa còn được gọi là Thanh Tâm Tự toạ lạc lại số 22 Lê Bá Hương, Lê Minh Xuân, Bình Chánh.
Chùa Thanh Tâm được khởi công xây dựng năm 1956.
Thanh Tâm tức là tâm trong sáng, tâm thanh tịnh, chùa trở thành điểm tín ngưỡng thu hút đông đảo người dân đến lễ bái, cầu cúng nhộn nhịp.
Chùa Thanh Tâm cùng với chùa Việt Nam Quốc Tự và chùa Phổ Quang là cơ sở tự viện trực thuộc sự quản lý của Giáo hội Phật Giáo TpHCM
Việt Nam Quốc Tự là Trụ sở Ban Trị sự của Phật giáo, chùa Phổ Quang là nơi tu học dành cho chư Tăng và là Nhà Truyền thống của Phật giáo,
Chùa Thanh Tâm là nơi lưu trú dành cho chư Ni theo học chương trình cao đẳng, cử nhân và sau đại học thuộc Học viện.
Chùa Phật Cô Đơn là tên gọi dân gian truyền miệng đặt cho và thường xuyên sử dụng trở thành một thói quen. Những Bát Bửu Phật Đài mới là tên chính thức của chùa và hiện nay chùa đã đổi tên thành Chùa Thanh Tâm. Không chỉ là một trong những địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng thu hút đông đảo người dân đến lễ Phật, cầu an, tham quan, chùa Phật Cô đơn còn là nơi giáo dục và đào tạo Tăng Ni và Phật tử tại TP Hồ Chí Minh.
Chùa Phật cô đơn được xây dựng trên mảnh đất rộng lớn 30ha. Chính vì vậy, mọi không gian trong chùa và các khu điện thờ đều vô cùng thoáng đãng, khang trang. Vừa qua chùa được trùng tu khá nhiều nhưng vẫn mang vẻ tự nhiên, cổ kính – đặc trưng của những ngôi chùa cổ ở Việt Nam.
Chùa Pháp Tạng
Chùa Pháp Tạng là một trong những ngôi chùa cổ kính lâu đời chủ yếu thờ Phật Thánh Mẫu và các Tổ tiên.
Chùa Pháp Tạng còn là nơi tổ chức, vận động những hoạt động thiện nguyện giúp đỡ bà con do trụ trì thầy Thích Trí Huệ khởi xướng.
Thầy Thích Trí Huệ là bậc thầy được rất đông đảo Phật Tử kính trọng, yêu mến, và đa số tìm đến chùa là vì muốn tìm gặp và nghe thầy thuyết giảng.
Địa chỉ toạ lạc C3/8 Lê Đình Chi, ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh
Chùa Quận Gò Vấp
Chùa Bảo Long
Toạ lạc địa chỉ : số 12 đường Phạm Văn Đồng, phường 3, quận Gò Vấp.
Chùa Bảo Long được bà Nguyễn Thị Mẹo thành lập năm 1822 thuộc hệ phái Bắc Tông
Chùa xây dựng theo lối kiến trúc chùa cổ, mái lợp ngói âm dương màu đỏ nhiều tầng, các góc mái uốn cong và được trang trí hình rồng ở đỉnh.
Chùa Quận Phú Nhuận
Tổ đình Quán Thế Âm
Địa chỉ loạ lạc 90 Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận.
Chùa do nhóm sĩ quan thuộc binh chủng lính thủy có người Việt và người Pháp thành lập năm 1920, nhằm đền ơn cứu mạng của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Do một lần hành quân trên biển, tàu của họ bị máy bay Đức bắn thủng. Trong lúc thập tử nhất sinh, thượng sĩ Dương Phong Quang cất tiếng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm và mọi người cùng niệm theo nên thoát nạn.
Sau này, họ cùng nhau mua đất lập ngôi chùa mang tên vị Bồ-tát cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm, như một hành động tri ân
Chùa Quán Thế Âm cũng là chùa cuối cùng Bồ Tát Thích Quảng Đức trụ trì.
Quan Âm Tu Viện
Toạ lạc địa chỉ : 384 Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận
Không gian yên tĩnh, trang nghiêm, giảng đường và chính điện rất đẹp
Quan Âm Tu Viện thường xuyên tham gia các hoạt động công tác xã hội và tổ chức các lớp học tu Phật pháp.
Chùa Quận Bình Tân
Chùa Sùng Quang
Địa chỉ toạ lạc 326 Hồ Ngọc Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân
Chùa được quý Phật tử gần xa thường xuyên đến thăm viếng và xin xăm xin quẻ cầu bình an
Chùa Sùng Quang lúc mới thành lập đơn giản và thanh tịnh. Ngày nay đã được tu sửa lại rất khang trang và thoáng mát.
Chùa Vạn Đức
Toạ lạc địa chỉ 110 Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân
Ngày 5/3/2017 chùa Vạn Đức long trọng tổ chức lễ khánh thành. Được biết, năm 2000, chùa ban đầu chỉ là ngôi thảo am nhỏ.
HT.Thích Phước Toàn cảm thấy nhân duyên hội đủ, cần trùng tu ngôi chánh điện nên đã tiến hành đặt đá xây dựng, đến nay đã thành tựu viên mãn.
Chùa Bình An
Chùa Bình An hiện là mái ấm của cụ già và trẻ em không nơi nương tựa.
Kể từ năm 1995 Chùa bắt đầu nhận các cụ bà không nơi nương tựa vào để chăm sóc, nuôi dưỡng. Lúc đầu chỉ hơn 10 người, sau lên hơn 20 và hiện nay là 40 cụ.
Chùa Bình An còn là nơi cưu mang trẻ em bị bỏ rơi, hiện có 17 chú tiểu chùa nhận vào nuôi từ bé, đều đi học tại các trường công lập, 17 em này hàng năm đều là học sinh giỏi, xuất sắc.
Địa chỉ toạ lạc: 4395/1 Khu Phố 4, Nguyễn Cửu Phú, phường Tân Tạo, Quận Bình Tân.
Chùa Huệ Nghiêm
Địa chỉ: KP2 Đỗ Năng Tế, An Lạc A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Không phải tự nhiên mà chùa Huệ Nghiêm được xem là ngôi chùa đào tạo Tăng tài nổi tiếng về giới Luật của miền Nam. Bởi theo lịch sử ghi chép lại, chùa là nơi tu học của chư tăng giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1985. Chùa còn là ngôi tự viện đầu tiên đưa giới đàn truyền giới Luật Phật giáo trong lịch sử hơn 2.000 năm truyền thừa của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Huệ Nghiêm được trùng tu hằng năm tạo nên khuôn viên rộng rãi, xanh mướt và thoáng đãng, xung quanh trong chùa có nhiều công trình lớn. Những công trình còn lưu giữ đến bây giờ như đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng hay khu Giới Đài. Đến với chùa Huệ Nghiêm Bình Tân, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quần thể kiến trúc hình chữ Sơn độc đáo và hiếm có theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.
Tổ đình Long Thạnh
Chùa Long Thạnh tọa lạc số 1756 tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, Quận Bình Tân.
Chùa được Thiền sư Tổ Đạt – Trí Tâm, thuộc đời thứ 36 Thiền phái Lâm Tế, dòng Đạo Bổn Nguyên, khai sơn vào năm Canh Dần (1740).
Chùa Long Thạnh là ngôi Già Lam Cổ Tự danh tiếng ở miền Nam xưa nay.
Chùa hiện đặt văn phòng Ban đại diện Phật giáo quận Bình Tân.
Chùa Quận Tân Bình
Chùa Hải Quang
Chùa Hải Quang do Hội Trung Việt Ái Hữu xây dựng vào năm 1962.
Trải qua hơn 50 năm hiện hữu, các công trình đã xuống cấp nên ngày 17-11-2013 (15-10-Quý Tỵ), TT.Thích Đạt Đức, trú trì đời thứ 2 của chùa đã phát nguyện đặt đá đại trùng tu.
Chùa Hải Quang được hoàn thành năm 2019 theo trường phái Bắc Tông
Địa chỉ toạ lạc số 71/13 Nguyễn Bặc, phường 3, quận Tân Bình
Chùa Vạn Hạnh
Chùa toạ lạc tại 210 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình
Chùa do các tín đồ Phật tử tại địa phương sáng lập vào năm 1960, ban đầu được xây dựng bằng tường vôi mái típ lô xi măng.
Năm 1963 thượng toạ Thích Tâm Quang đã cho trùng tu ngôi chánh điện.
Năm 1983, thượng toạ Thích Huệ Xướng kế vị, một năm sau, chùa trùng tu lần thứ hai.
Năm 1986, đại đức Thích Quảng Viên về làm trụ trì chùa Vạn Hạnh. Năm 2001 Đại đức đã bắt tay vào xây dựng trùng tu lại ngôi Tam bảo cho khang trang hơn.
Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm do một người nhập cư từ Minh Hương, Trung Quốc tên là Lý Thụy Long sáng lập vào mùa xuân năm 1744. Ban đầu chùa có tên là Cấm Sơn vì tọa lạc trên đồi Cấm Sơn. Tuy nhiên, phải hơn 30 năm sau, sư Viên Quang mới được bổ nhiệm làm trụ trì chùa, sau này có tên mới là Giác Lâm. Từ đó về sau, chùa Giác Lâm đóng vai trò thiết yếu trong việc giảng dạy giới răn cho các nhà sư ở Nam Bộ và sao chép, khắc in các sách Phật giáo quan trọng.
Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Qua nhiều năm, chùa đã được nhiều vị trụ trì khác nhau gìn giữ và trải qua nhiều lần tu bổ, trong đó đáng chú ý là dưới sự hộ trì của Thích Viên Quang và trụ trì Thích Hồng Hưng vào thế kỷ 18 và 19. Chùa hiện là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh với kiến trúc kiên cố và những giá trị tôn giáo quý báu.
Chùa Phổ Quang
Địa chỉ: 21 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Phổ Quang được xây dựng vào năm 1951 do hòa thượng Nguyễn Viết Tạo khởi công xây dựng. Lúc mới xây dựng, chùa có kiến trúc rất đơn sơ, được tu sửa vào năm 1961. Trải qua nhiều năm thăng trầm, chùa Phổ Quang đã xuống cấp và được xây dựng mở rộng khuôn viên thêm 6000m2 vào năm 2010. Hiện nay, chùa Phổ Quang đã trở thành điểm tham quan, chiêm bái và lễ đầu xuân của nhiều du khách khi có dịp du lịch Sài Gòn.
Chùa Huyện Hóc Môn
Chùa Hoằng Pháp
Địa chỉ: 96 ấp Tân Thới 3,xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Hoằng Pháp có diện tích 6ha tọa lạc tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ nay. Nó không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp về đạo đức của người sáng lập. Chùa cũng là nơi thu hút đông đảo Phật tử Sài Gòn và các vùng lân cận. Cổng tam quan của chùa Hoằng Pháp mang phong cách kiến trúc phương Đông – ngói đỏ, mái uốn cong nhưng gọn gàng hơn. Phía trên, giữa lối vào có dòng chữ: “Chùa Hoằng Pháp”.
Chùa Hoằng Pháp có khuôn viên rộng với nhiều cây cao bóng mát, mang phong cách kiến trúc hiện đại xen lẫn phong cách kiến trúc truyền thống, tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh tỏa bóng mát, là nơi tu học, tu tập của hàng vạn phật tử và là điểm đến của hàng vạn du khách mỗi năm. Nơi đây cũng từng có một vị lãnh tụ đạo đức và tài năng. Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, bạn nên dành thời gian ghé thăm địa điểm đặc biệt này.