Hỏi: Ăn chay có tốt không?

(đang soạn thảo)

Hỏi: Ăn chay trường là gì?

Ăn chay trường chính là cách mà bạn ăn bất kì một món ăn gì có nguồn gốc thực vật. Và quá trình đó được kéo dài thường xuyên thậm chí là suốt đời theo các ngày ăn chay trong tháng, 1 năm và cả đời. Bữa ăn chay thường gồm: cơm (hoặc một món tinh bột nào khác) với rau luộc hoặc xào chấm với tương; cơm với muối tiêu hoặc muối ớt sả; chỉ một gói mì chay.

Hỏi: Ăn chay trường có tốt không?

(đang soạn thảo)

Hỏi: Ăn chay có đủ dinh dưỡng cho cơ thể không?

(đang soạn)

Hỏi: Ăn chay 1 tháng 10 ngày là những ngày nào?

Những tín đồ Phật giáo có lịch ăn chay 10 ngày trong tháng gồm mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch. Họ sẽ kiêng ăn thịt, cá, ngăn cấm sát sinh.

Tuy nhiên cũng có những tín đồ ăn chay 4 ngày hoặc 2 ngày trong tháng. Nguyên nhân Phật tử chọn 10 ngày trong tháng để ăn chay là để nhắc nhở bản thân thường xuyên tu tập, mở rộng lòng từ bi, tránh sát sinh động vật để làm thực phẩm cho mình. Ngoài ra, lịch ăn chay 10 ngày trong đó có ngày 30 cuối tháng là để nhắc nhở Phật tử nhớ đến 1 tháng cũ đã qua và sống ý nghĩa, tu tập chăm chỉ hơn trong tháng mới. Bởi theo quan niệm của Phật giáo, mọi sự trên đời đều có duyên khởi và luôn ảnh hưởng tác động lẫn nhau cũng giống như thời gian, tháng cũ khép lại cũng chính là khởi điểm cho tháng mới do đó con người cần xem xét lại bản thân.

Số ngày ăn chay là tùy thuộc vào lòng tin cũng như điều kiện của mỗi người, Phật giáo không bao giờ ra quy định hay ép buộc các tín đồ của mình thực hiện nghĩa vụ ăn chay khắc nghiệt. Tuy nhiên, theo các tín đồ Phật tử lâu năm họ thường lên lịch ăn chay 10 ngày trong tháng và có khả năng tiến dần đến ăn chay trường nếu như cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật.

Hỏi: Ăn chay có được ăn trứng không? hay áp dụng ăn lạt thì ăn trứng gà công nghiệp, trứng vịt và trứng cút được không?

Để có đáp án chính xác trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu các trường phái ăn chay cụ thể mà bạn đang theo đuổi:

Trường phái ăn chay tuyệt đối (Vegan)

Nếu bạn theo trường phái ăn chay tuyệt đối là hoàn toàn không sử dụng bất cứ đồ gì từ động vật, bao gồm không ăn cả mật ong, sữa, trứng, phomat… và những sản phẩm làm từ trứng và sữa có nguồn gốc động vật, thì việc ăn trứng là hoàn toàn không thể.

Trường phái ăn chay có trứng sữa (Ovolacto vegetarian)

Ăn chay ăn trứng có được không nếu bạn theo trường phái ăn chay có trứng sữa thì đáp án là có. Bạn có thể bổ sung trứng vào thực đơn dinh dưỡng của mình vì những người ăn chay theo trường phái này cũng nói không với thịt cá giống nhóm ăn chay tuyệt đối. Tuy nhiên, họ vẫn có thể ăn trứng, uống sữa và ăn những sản phẩm được làm từ trứng, sữa.

Trường phái ăn chay có sữa (Lacto vegetarian):

Nếu bạn theo trường phái ăn chay có sữa sẽ phải kiêng thịt, cá và không ăn trứng hay các sản phẩm làm từ trứng. Tuy nhiên, họ lại có thể sử dụng các sản phẩm từ sữa như kem, pho mát…trong thực đơn hàng ngày của mình.

Hỏi: Nước mắm có phải đồ chay hay không?

Ăn chay nếu hiểu chính xác thì đây là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có thể có hoặc không sử dụng những sản phẩm từ trứng, sữa hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.

Ăn chay thường bị nhiều người hiểu nhầm là một hình thức tu khổ hạnh với những món ăn đơn sơ, đạm bạc. Thực tế, ăn chay là một chế độ ăn rất có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp. Theo như kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người ăn chay thường ít nguy cơ béo phì hơn người ăn mặn; nhờ đó, ít mắc các bệnh do béo phì như: tiểu đường, sỏi mật, cao huyết áp, bệnh động mạch vành tim. Tuy nhiên nếu ăn không đúng cách có thể trở nên gầy còm, hốc hác. Trẻ em và tuổi thiếu niên nếu ăn chay có thể nguy hiểm cho sự tăng trưởng. Bà mẹ mang thai ăn chay thường nhẹ cân, ít tăng cân và có nguy cơ sinh con thiếu cân.

Khi ăn chay, người ta vẫn có thể chế biến các món ăn mặn với các gia vị bình thường như muối, bột canh, nước tương, nước mắm hạt nêm chay… Vậy nên các món ăn chay không có vị nhạt so với các món thịt. Và thường người ta gọi ăn chay là ăn trai, một số nơi gọi là ăn kiêng nhưng không phải là ăn nhạt để đối lập lại với ăn mặn.

Tham khảo: Nước mắm chay sen trắng do TUBAHI phân phối

Chọn nước mắm chuyên dùng cho việc ăn chay

Theo cách hiểu thông thường, nước mắm là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Là loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tại miền nam Trung Quốc, nước mắm cũng được sử dụng, nhưng chỉ dùng để làm dầu hay gia vị trong các món súp và thịt hầm.

Hiểu theo khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thuỷ phân có sự tác động của các tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.

Tuy nhiên, nước mắm thông thường chỉ dùng được với những người có chế độ ăn bình thường, không phải kiêng khem.

Thị trường nước mắm hiện nay rất đa dạng, vì vậy nếu bạn muốn ăn chay thì hoàn toàn vẫn có những sản phẩm nước mắm chuyên dùng dành riêng cho người ăn chay. Vì vậy, các tín đồ ăn chay sẽ không phải lo lắng các vấn đề nước mắm có phải đồ chay hay không.

Hỏi: Ăn chay có được uống sữa được không?

Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, việc ăn uống được xác định là tuỳ thí đắc thụ. Tức là những đệ tử của đức Phật đi khắp nơi nhằm khuyến giáo con người làm việc thiện, tránh việc ác, một ngày hai thời sáng và trưa, khi đi đến đâu, bà con Phật tử, tín đồ hay người mến mộ hảo tâm dâng cúng gì thì trân trọng và dùng cái đó, không có sự đòi hỏi, phân biệt”.

Cũng từ thời đức Phật tại thế, các đệ tử đi hoá độ chúng sinh còn dùng tam tịnh nhục, tức là 3 thứ thịt gọi là thanh tịnh. Nghĩa là mình không đòi hỏi người ta hiến cúng mình ăn thứ nọ, thứ kia. Thứ hai là mình không xui khiến người ta phải cho mình thứ này, thứ khác và thứ ba là mình cũng không hoan hỉ người ta làm những việc đó. Nói cách khác là không nghe, không nhìn, không chứng kiến, không khởi tâm độc ác, không khởi lên cái làm cho đạo, nghiệp thay đổi…”

Sữa được lấy từ những động vật thuộc họ ăn cỏ nuôi dưỡng và thuần hóa bởi con người như bò, dê, trâu… Nhiều người cho rằng, sữa được lấy từ động vật mà đặc biệt là thao tác vắt sữa sẽ làm đau bò hoặc dê. Đây sẽ đi trái với giáo lý của đạo Phật là luôn tỏ lòng thương xót đối với chúng sanh.  Nhưng trên thực tế, các nhà sư tu hành có dùng sữa bò, sữa dê.

Theo nhận định của Đại đức Thích Minh Tiến – Uỷ viên Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam đã cho rằng: Đối với người tu hành không nên say vào lương thực, thực phẩm mình ưa thích. Với sữa cũng vậy, việc ăn hay không thì không ai phản bác nhưng điều quan trọng nhất là ăn ở đâu, ăn như thế nào cho đúng và không ảnh hưởng đến đạo nghiệp về sau.

Đối với những người ăn chay trường thì uống sữa là điều không nên bởi khi đã áp dụng chế độ ăn chay này, chúng ta không cần bổ sung bất cứ nguồn thực phẩm nào khác. Khi ăn chay trường với đầy đủ các chất dinh dưỡng đã giúp cơ thể khỏe mạnh, vui sống.

Như vậy, ăn chay hoàn toàn có thể sử dụng sữa mà không vi phạm bất kì một đạo luật nào của tôn giáo. Sữa là nguồn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, người ăn chay nên sử dụng sữa để bổ sung các chất đạm, những khoáng chất cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Với những giải thích trên đây, phần nào đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề ăn chay có uống được sữa hay không? Những bạn đang thực hiện nghi thức ăn chay tôn giáo hoàn toàn có thể sử dụng sữa hằng ngày để đảm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Hỏi: Ăn chay uống trà sữa được không?

Sữa là thức uống có thể không được uống khi ăn chay. Tuy  nhiên, ăn chay uống trà sữa được không là thắc mắc của hầu hết mọi người, đặc biệt là các tín đồ “nghiện trà sữa”.

Sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh và năng lượng hơn. Đặc biệt đối với người ăn chay thì việc bổ sung sữa là điều cần thiết để cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất  để có được sự khỏe mạnh như người bình thường. Hơn nữa trà sữa là loại thức uống giúp cho cơ thể luôn tránh được cảm giác đói khi ăn chạy. Tuy nhiên, ăn chay uống trà sữa được không là vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện nay.

Với câu hỏi này thì chúng ta sẽ có 2 trường hợp cụ thể như sau.

✪ Trường hợp 1: Sữa có nguồn gốc từ động vật

 Với trường hợp này, các loại sữa sẽ có nguồn gốc từ các loại động vật như:  bò, dê,…  Vì vậy nếu bạn là người ăn chay thì sẽ không thể sử dụng những loại sữa này. Do đó ăn chay uống sữa ông thọ được không? Hay sữa ông thọ có phải đồ chay không? Thì câu trả lời là không nhé!

Tuy nhiên, có một số trường phái ăn chay được sử dụng sữa có nguồn gốc từ động vật để làm thực phẩm. Bạn hãy xem tiếp thông tin ở bên dưới.

✪ Trường hợp 2: sữa có nguồn gốc từ thực vật

 Ngược lại với trường hợp thứ nhất. Những loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như các loại ngũ cốc ( ngô, đậu nành, đậu xanh…) Hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật nên nếu bạn là người ăn chay trường thì hoàn toàn vẫn có thể sử dụng những loại sữa này.

Đây là loại sữa mà bất cứ trường phái ăn chay nào cũng có thể sử dụng.

Sữa có nguồn gốc từ thực vật

Hỏi: Có loại sữa nào dành cho người ăn chay?

Những loại sữa dành cho người ăn chay phổ biến hiện nay

   ✪ Sữa yến mạch

Đây là một loại sữa dành cho người ăn chay trường có nguồn gốc thực vật. 1 cốc sữa yến mạch chứa khoản 110-130 calo, 2-4g protein và 2g chất xơ. Đồng thời các khoản chất có trong sữa như calci, vitamin D,A,B12 cũng rất cao.

   ✪ Sữa đậu nành

Đây cũng là một loại sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao dành cho người ăn chay. Hàm lượng protein cao, tương đương với sữa bò. 1 cốc sữa đậu nành không đường chứa khoản 80 calo, 7g protein và 2g chất xơ cùng với nhiều chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra còn có rất nhiều loại sữa khác mà bạn cũng có thể thử như:

  •  Sữa hạnh nhân
  • Sữa hạt điều
  •  Sữa gạo
  •  Sữa dừa
  •  Sữa đậu…
  • Sữa ngũ cốc

Như vậy với thông tin trên bạn đã biết được ăn chay uống trà sữa được không rồi phải không nào? Điều này sẽ giúp cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân của mình nhé!

Hỏi: Ăn chay có được ăn tỏi không?

Người Phật tử thường được khuyên răn nên ăn chay, không nên ăn thịt các con vật nhưng việc thậm chí không được ăn tỏi và một số gia vị khác thuộc loại cây cỏ khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

Vậy tại sao Phật tử không ăn tỏi? Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806 ).

Lý do tại sao người Phật tử không nên ăn những thứ này, bởi vì đặc tính của những thứ này nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục.

Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.

Phước đức của người ăn ngũ vị tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”. Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.

Đây không đơn giản là vấn đề tâm linh, ví dụ vì sao ăn chín lại phát sanh dâm niệm? Vì ngũ vị tân có tác dụng làm cho can hỏa vượng, nên dâm niệm phát sanh. Vì sao ăn sống lại tăng trưởng sân hận? Vì ngũ vị tân làm động can khí nên sân hận dễ phát sanh.

Điểm chủ yếu chính là mùi vị hôi nồng của nó rất khó chịu, nhất là khi sống trong một tập thể, nếu ai cũng ăn nhằm loại cay hôi này thì tự nhiên họ không cảm thấy khó chịu. Cho nên, muốn giữ sự hòa vui trong tập thể thì nên hiểu điều này.

Loại ngũ tân này chẳng những không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”. .

Hỏi: Trường hợp nào Phật tử được phép ăn tỏi và các gia vị khác

Tuy nhiên, theo khoa y học cho biết, ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư,… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.

Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”

Điều này, người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại nầy, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối.

Theo lời giải đáp của Hòa thượng Thanh Từ về vấn đề này, qua câu hỏi của một Phật tử, được ghi lại trong bộ băng nhựa giảng giải về 33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa, thì Hòa Thượng cho rằng, người phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ này. Nhưng như trên đã nói, chỉ được dùng trong một chừng mực nào đó, để ngăn ngừa trị bệnh mà thôi, chớ không nên dùng thái quá, phản tác dụng mà có hại cho sức khỏe. Tuy nó là một vị thuốc, nhưng nếu sử dụng quá mức, thì cũng dễ gây ra tai hại.

Trong Du Già Luận nói: “Giới cấm dùng ngũ vị tân này là vì muốn thủ hộ thánh giáo mới cấm chế, hoàn toàn thuộc về Giá giới. Vì thế, trong trường hợp có trọng bệnh, nếu y sĩ bảo phải dùng hành, tỏi… mới lành bệnh, thì Đức Phật đặc biệt khai giới cho”.

Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Đại Trí Xá Lợi Phất, bản thân của Ngài mắc bệnh phong thấp rất nặng. Y sĩ bảo Ngài phải ăn thứ tỏi lớn củ. Tôn Giả đến cầu Phật chỉ dạy.

Phật dạy rằng: “Vì có bệnh nên được ăn, nhưng tỳ kheo bị bệnh, nếu phải ăn hành tỏi thì không được ở chung trong tăng đoàn, mà phải ở riêng biệt nơi vắng vẻ. Trong lúc ăn hành tỏi không được vào thất Phật, chùa Tăng, cũng không được vào nhà tắm của chúng Tăng tắm gội, không được nằm trên đơn, nệm chiếu của chúng tăng, không được đến nhà vệ sinh công cộng.

Khi lành bệnh rồi, không còn dùng hành, tỏi nữa, phải đợi sáu bảy ngày sau, tắm gội, giặt giũ y áo cho thật sạch, trên thân không còn hôi mùi hành, tỏi, lại phải dùng các thứ hương xông mới được vào trong chúng”.

Nói tóm lại, việc kiêng cử ngũ vị tân, đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông, thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những phật tử tu theo Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.