Bữa giờ nói chuyện tâm lý học ‘chữa lành’ sương sương và sử dụng ngôn từ giao tiếp phi bạo lực. Hôm nay cho mình nghỉ nói chuyện hiền lành một bữa. Vì hôm nay hơi cộc.
Bữa giờ trên mạng rần rần, tôn thờ lăng xê một người (tự nhận là ‘sư’) cầm nồi cơm điện đi xin ăn. Họ xác quyết bảo Đạo Phật là phải như thế này – nghèo nàn, vô sản, kém sang, và dơ bẩn. Mà ngộ ghê, đạo nào cũng là đạo, mà sao hình như họ chỉ có yêu cầu mỗi đạo Phật phải nghèo, bần, và dơ. Không thấy họ nhắc đến những ngôi thánh đường nguy nga rực rỡ, những xóm đạo trang hoàng lộng lẫy. Tại sao họ không yêu cầu những cha xứ hay linh mục cũng phải rời bỏ những giáo đường to lớn để đi mặc áo rách, đi ăn xin. Ngẫm lại thì cái này hơi bị bất công.
Tiện đây, mình nói luôn là mình rất vui khi thấy những ngôi nhà thờ to lớn đẹp đẽ được xây dựng. Vì đó là biểu hiện của sự thịnh vượng của một cộng đồng. Vì chỉ khi vật chất đã tạm đủ, thì đời sống tinh thần mới phát triển. Đó cũng là cái đẹp cho xã hội, và ai cũng xứng đáng có một nơi sinh hoạt tâm linh trang nghiêm.
Và, đạo Phật cũng vậy. Nói thẳng, mình muốn chùa nào cũng phải đẹp và to. Đó vừa là diện mạo cho đất nước, vừa là nhu cầu chính đáng của các Phật tử. Cái nữa, mặc dù các chùa luôn làm từ thiện, nhưng chức năng chính của một ngôi chùa (hay nhà thờ) – chưa bao giờ là một trại tị nạn hay trung tâm bảo trợ xã hội. Đó là nơi để nuôi dưỡng đời sống tinh thần cho tín đồ, và các thầy – cũng như tu sĩ ở mọi tôn giáo khác – cần có điều kiện, xe cộ, cơ sở vật chất để thực hiện chức năng quan trọng này.
Đòi hỏi chùa chiền phải đem hết tiền bạc để chỉ lo cho người nghèo và xây nhà tình thương – là đòi hỏi không chính đáng. Và nếu chỉ lên án các sư thầy vì họ sử dụng tiền bạc để làm công tác tôn giáo, thì đó là sự phán xét không công bằng. Nếu đã lên án, thì phải lên án hết tất cả tu sĩ, không phải chỉ trong đạo Phật. Đạo nào cũng có người tốt kẻ xấu, nên nếu đã chửi, thì phải chửi cho trọn vẹn. All or nothing!
Nguồn: Bảo Vệ Chính Pháp