So sánh protein động vật và protein thực vật
Giống nhau: Về cơ bản, protein động vật và protein thực vật là giống nhau, chúng đều là protein và đều một phần thiết yếu trong dinh dưỡng cấu thành nên cơ thể.
Khác nhau:
– Về cấu tạo axit amin: Một trong những khác biệt chính giữa protein thực vật và động vật liên quan đến hàm lượng axit amin của chúng. Hầu hết các protein thực vật không đầy đủ, có nghĩa là chúng thiếu ít nhất một trong các axit amin thiết yếu. Tuy nhiên, một số thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, như quinoa và kiều mạch, là những nguồn protein hoàn chỉnh.
– Về giá trị dinh dưỡng: Protein thực vật là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe.
Các chất dinh dưỡng đặc trưng của thực vật, được gọi là chất dinh dưỡng thực vật và một số chất chống oxy hóa không có trong các nguồn protein động vật.
Đạm động vật có chứa chất béo bão hòa và hàm lượng cholesterol cao hơn các nguồn protein thực vật. Vì vậy, chế độ ăn uống protein thực vật sẽ tốt hơn cho bệnh tim mạch, béo phì,…
Chất xơ là một yếu tố quan trọng. Nguồn đạm thực vậy có chứa chất xơ, giúp giữ cho hệ tiêu hóa cân bằng.
Các loại hạt đậu giàu protein thực vật
Các loại thực phẩm chứa nhiều protein thực vật?
Có rất nhiều thực phẩm có chứa đạm thực vật và 10 nguồn đạm từ thực vật dưới đây chính là gợi ý giàu protein cho bạn:
Tảo xoắn: 8,05g protein cho mỗi 2 muỗng canh
Đậu lăng: 17,86g protein cho mỗi chén đậu lăng nấu chín
Đậu hà lan: 21g protein trên 1/4 cốc
Đậu gà: 14,53g protein cho mỗi chén đậu gà nấu chín
Men dinh dưỡng: 8g protein trên 1/4 cốc
Diêm mạch: 8,14 g protein cho mỗi 1 chén quinoa nấu chín
Hạnh nhân: 15,12 g protein mỗi 1/2 cốc
Hạt Chia: 8,91 g protein trên 1/4 cốc
Hạt bí ngô: 9,75 g protein trên 1/4 cốc
Yến mạch cắt miếng: 14 g protein trong 1/2 cốc