Những tư vấn của một số bác sĩ trong điều trị ung thư

Năm 2017, một người bạn của chú Khánh bị ung thư xương điều trị ở bệnh viện Bạch Mai. Chú bị ở xương cánh tay, sau điều trị bằng hoá chất được vài tháng bệnh di căn vào phổi, trong quá trình điều trị bác sĩ luôn căn dặn là không được dùng thuốc Đông y. Tiếp tục điều trị nhưng hoá chất đã không còn tác dụng, bệnh càng ngày càng nghiêm trọng hơn, lúc này bác sĩ điều trị tư vấn cho chú đến một nhà thuốc Đông y, bác sĩ nói: chỗ này nhiều bệnh nhân uống rất tốt, đã có bệnh nhân sống nhiều năm sau khi bệnh viện trả về…

Lúc này đã quá muộn với tình trạng bệnh của chú, chú mất đúng 1 năm kể từ khi phát hiện bệnh.

Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 (giai đoạn sớm) nhưng thời gian sống chỉ được đúng 1 năm, phần lớn trong 1 năm đó sức khoẻ chú luôn ở tình trạng mệt mỏi, đau đớn(!) chất lượng sống thật tồi tệ.

Lúc bệnh nhân mới vào viện điều trị thì cấm bệnh nhân dùng thuốc Đông y nhưng sau lại khuyên bệnh nhân tìm đến Đông y khi điều trị Tây y thất bại?…Nếu như bác sĩ cởi mở hơn từ đầu, nếu như chú mạnh dạn kết hợp cùng phương pháp điều trị khác ngay từ đầu khi đó chất lượng sống có thể tốt hơn, thời gian sống cũng có thể được kéo dài hơn chăng.

Năm 2018, một chị ở Khánh Hoà có chồng bị ung thư gan, sau một thời gian ngắn điều trị ở viện Ung bướu nhưng do không đáp ứng với phương pháp điều trị nút mạch và hoá chất, bệnh trở nặng nên bác sĩ đã cho bệnh nhân về nhà. Rất cẩn thận, bác sĩ kê cho bệnh nhân thuốc bổ gan kèm lời dặn dò chu đáo: anh về nhớ uống thuốc bổ gan đều, tuyệt đối không đi chữa ở bất kể đâu, nếu đi là chết đó. Vợ anh biết đến nhà Khánh và rất muốn lấy thuốc cho chồng mình uống nhưng anh tuyệt đối không nghe, anh nói phải tuân thủ đúng theo lời bác sĩ đã căn dặn. Chị nói : anh nhát lắm, rất sợ chết nên chị có khuyên thế nào anh cũng không nghe…vì anh rất tin bác sĩ.

Lời tư vấn của bác sĩ đã lấy đi một chút cơ hội còn lại có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Thật buồn khi bác sĩ đã điều trị thất bại nhưng lại khuyên bệnh nhân từ chối điều trị phương pháp khác.

Năm 2018, một cô ở phố Hồng Hà, Hoàn Kiếm, HN bị ung thư gan, bệnh viện Quân y 108 từ chối điều trị vì bệnh quá nặng, gia đình thiết tha mong muốn được chữa nên nhờ người quen trên Bộ Quốc phòng gây áp lực xuống nhưng vẫn bị các bác sĩ ở đó từ chối. Gia đình đưa cô tới bệnh viện Việt Đức, khối u quá to nhưng gia đình sẵn sàng đáp ứng chi phí nên bác sĩ ở đây đã nút mạch cho cô. Vài ngày sau nút mạch, bụng cô chướng to, nhiều dịch trong ổ bụng, đưa cô vào viện hút dịch nhưng ngay hôm sau bụng lại căng cứng..thời gian ngắn sau đó cô mất.

Biết việc nút mạch sẽ không giúp được bệnh nhân, có thể làm bệnh nhân chết nhanh hơn nhưng bác sĩ vẫn quyết định làm khi gia đình yêu cầu.

Đầu năm 2020, tình trạng bệnh ung thư phổi của ca sĩ Mai Phương đã rất nặng, kháng hoá chất, kháng thuốc đích, cơ thể lúc đó bụng chướng, chân phù, tay và mặt teo tóp, vòng cổ nhỏ lại, luôn rướn để thở, điều đó cho thấy bệnh nhân sống không được bao lâu nữa (tính theo ngày). Thời điểm này bệnh nhân không còn bất kỳ cơ hội nào để giữ mạng sống nhưng qua trao đổi điện thoại với bố Mai Phương (bố Mai Phương nói chuyện với bác sĩ bằng chế độ bật loa ngoài mà Khánh nghe được qua đoạn video được đăng tải trên FB): nếu Mai Phương dùng Liệu pháp Miễn dịch có thể sống thêm được 2 năm (chi phí 124 triệu đồng/3 tuần, số tiền đó cứ nhân lên nếu bệnh nhân sống).

Vâng, chi phí hơn trăm triệu nhưng chục ngày sau Mai Phương mất.

Thực sự đây là lời tư vấn làm mất tiền bệnh nhân.

Lời khuyên: Hãy thực tế nhìn nhận về tình trạng bệnh, thận trọng với những tư vấn, nên tham khảo ý kiến của nhiều bác sĩ chuyên môn khi đó mới quyết định hướng đi cho mình.

Khánh yêu tất cả mọi người!

Đông Nam Y Dược Nguyên Giác

===================

Thầy thuốc Phạm Quốc Khánh

Hotline: 090 414 4431

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one