Tại sao người Việt có thói quen ăn chay vào mồng một hàng tháng?

1. Ăn chay vào mồng một và ngày rằm hàng tháng

Sở dĩ mùng 1 và ngày rằm hàng tháng (theo lịch âm) là 2 ngày quan trọng trong tháng để ăn chay bởi đây là 2 ngày dễ ghi nhớ để tụ họp chư tăng nghe thuyết giảng. Số ít người ăn chay trường, còn số đông là ăn chay kỳ. Dù ăn chay mấy ngày thì ngày rằm và mùng một cũng được xem là ngày mà người ta tuân thủ trước hết.

2. Ăn chay giúp giữ gìn sức khoẻ bình an

Thay vì lấy vitamin và các khoáng chất cho cơ thể từ thịt đông vật, chúng ta hoàn toàn có thể hấp thụ chúng qua nhiều loại thực vật. Sự đa dạng của mẹ thiên nhiên cho ta đầy đủ các loại cây, quả, hạt cung cấp đủ chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, các vitamin và muối khoáng.Nếu một người ăn chay mà ăn uống đủ lượng và có thành phần thực phẩm cân đối thì cũng có thể cao hơn và to lớn hơn người ăn thịt. Đặc biệt là có thể sống lâu hơn. Thực tế đã cho thấy, người Eskimo hoàn toàn ăn thịt thì tuổi thọ trung bình của họ chỉ là 36 năm, còn người Kogi (bộ tộc ở Peru – Nam Mỹ) ăn thuần chay thì tuổi thọ trung bình của họ lên tới 100 năm.

3. Ăn chay vì môi trường

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, ăn chay là không sát sinh. Các loài động vật sẽ được bảo vệ, được yêu thương che chở. Bảo vệ môi trường không còn là những điều xa vời nữa mà thực sự đơn giản nếu mỗi người thuận theo chế độ dinh dưỡng thuần chay và kêu gọi mọi người cùng chuyển sang thuần chay. Chiến dịch “ăn chay vì môi trường” là một chiến dịch mang ý nghĩa rất thiết thực để bảo vệ hành tinh của chúng ta.

4. Ăn chay sao cho đủ chất, không sợ nhàm chán

Nhiều người nghĩ rằng ăn chay chỉ toàn đồ luộc, tinh bột nhưng điều đó thật sai lầm. Thực vật vô cùng trù phú và con người thì luôn biết cách sáng tạo. Dưới bàn tay khéo léo, cách chế biến tài tình của những người đầu bếp, chắc hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ với những món ăn chay bằng các nguyên liệu tưởng chừng như đơn điệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one