Nấm Đông Cô & lợi ích của Nấm Đông Cô với sức khỏe của bạn

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là một loại nấm ăn được có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu gọi nó theo tên tiếng Nhật, shiitake, có nghĩa “nấm cây chuy shii“, lấy từ tên gọi loại cây gỗ dùng để cấy nấm. Tiếng Hoa, gọi là hương cô

Tìm hiểu chung về nấm hương

Nấm hương là loại nấm nhỏ, trong tự nhiên chúng thường mọc ký sinh trên thân cây sồi, cây phong. Loài nấm này có phần mũ nấm rộng màu nâu nhẹ điểm xuyến một vài đốm màu trắng xen giữa, mặt dưới của tán nấm có nhiều bản đường gấp mỏng. Phần thân nấm đính vào giữa phần dưới tai nấm, chân nấm dài khoảng 1 – 3cm và có màu trắng. 

Nhiều người thắc mắc vậy nấm hương và nấm đông cô có phải cùng một loại. Thực tế, nấm hương và nấm đông cô được bán trên thị trường hiện nay là cùng một loại. Sở dĩ có tên gọi khác nhau là bởi thói quen từ lâu đời của người Việt hình thành. Nấm hương ngày nay được gọi tên như thế bởi loại nấm này có hương thơm rất đặc trưng và theo như phiên âm trung hoa, tên của nó chính là nấm đông cô (một loại nấm có họ hàng với nấm hoa cô). 

Trong đó, tùy vào được nuôi trồng hoặc sinh trưởng ở vùng, miền khác nhau mà nấm hương hay nấm đông cô có đặc điểm hình thái, hoa văn của tai nấm, mùi vị và độ dai sẽ khác nhau. Cụ thể bạn có thể bắt gặp các loại nấm thuộc cùng họ hàng này bao gồm: 

  • Nấm hương: Thịt nấm mỏng, tai và thân nấm có hình như chiếc ô. 
  • Nấm đông (hay đông cô): Thịt nấm dày hơn và đỉnh của mũ nấm có màu đen. 
  • Nấm hoa cô: Phần đỉnh của mũ nấm có màu đen hoa văn màu trắng, ở phần cuốn nấm khi sao lên có màu vàng. 

Đặc điểm nấm đông cô tươi

Với vẻ bề ngoài như một chiếc ô tý hon với đường kính nấm từ 4-10cm, nấm có màu nâu nhạt và sẽ đậm màu hơn khi đến gần tuổi thu hoạch. Trên bề mặt nấm có những vảy nhỏ trắng. Nấm hình trụ, thịt màu trắng.
Đông cô thường mọc ký sinh trên các cây có thân to và thay lá mỗi mùa như phong, sồi, dẻ. Loài thực vật thường mọc hoang dại ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc. Còn ở Mỹ người dân thường trồng nấm đông cô tươi tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ cho nấm ký sinh từ 3-7 năm.

Nấm đông cô tươi có nhiều đạm, giàu các thành phần vitamin như B, C, sắt, nhôm, canxi…Ngoài ra khi nấu chín nấm đông cô còn hình thành chất alcool tạo mùi đặc trưng và đầy đủ các chất cần thiết cho sức khỏe phù hợp với những bạn ăn chay.

Nấm đông cô tươi kỵ với những thực phẩm nào?

Nấm đông cô được biết đến là loại thực phẩm lành tính, ít hoặc gần như chưa có ghi nhận nào về trường hợp ngộ độc nấm hay kỵ với các thực phẩm khác. Tuy nhiên các bà nội trợ hay đầu bếp cần lưu ý cách chế biến nấm sao cho lợi ích cho sức khỏe mà không gây ra các bệnh khác.

Không nên rửa nấm quá kỹ trước khi nấu

Thực tế chỉ ra rằng nấm chỉ sinh sản trong môi trường sạch. Vì vậy nếu rửa nấm quá kỹ sẽ vô tình làm mất đi nhiều dinh dưỡng trong nấm. Hơn nữa, thực phẩm này thường hút nhiều nước nên sẽ nhạt khi chế biến món ăn. Do vậy bạn chỉ nên rửa nấm qua với nước sạch rồi loại bỏ chân nấm, rồi để ráo nước. Lý tưởng nhất là nên chọn mua nấm ở các cơ sở có chất lượng đảm bảo và lau sạch bằng khăn ẩm.

Không chế biến nấm bằng nồi nhôm

Hoạt chất nằm trong nấm sẽ có tác dụng với nồi nhôm. Nên khi nấu sẽ khiến nấm ngả sang màu đen thâm. Như vậy sẽ làm mất đi sự giòn ngon và dinh dưỡng của nấm mang lại, thậm chí nó còn có thể biến đổi sang những chất khác không tốt cho sức khỏe của bạn. Do đó bạn đừng nên dùng nồi nhôm để xào hay nấu nấm đông cô tươi nhé.

Đừng cho quá nhiều dầu ăn khi nấu

Nấm rất dễ hút dầu ăn và nước, nếu cho nhiều dầu ăn vào xào thì cũng sẽ không phát hiện ra điều này. Song hậu quả của chế biến nấm với nhiều dầu ăn sẽ khiến chúng làm cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong nấm vào cơ thể. Gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, thậm chí lâu ngày dẫn tới trào ngược dạ dày.

Nên nấu nấm chín hoàn toàn

Khi xào nấu món nấm, bạn chỉ cần đun số khoảng 5-10 phút để có thể đảm bảo rằng món nấm đông cô đã chín hoàn toàn và không có hại cho sức khỏe. Trường hợp nấu nấm không chín kỹ, những hợp chất trong nấm sẽ khiến cơ thể khó tiêu, hay các vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết sẽ gây hại tới sức khỏe.

Ngoài ra, việc chế biến nấm ở nhiệt độ thấp sẽ tiết ra nhiều nước khiến món ăn bị mất vị, mất mùi, mất màu sắc, thẩm mỹ cũng không còn nữa. Vì vậy nên xào nấu trên ngọn lửa lớn để đảm bảo độ dai giòn ngọt của nấm nhé.

Tránh uống đồ lạnh khi ăn nấm

Nấm đông cô tươi được biết có tính hàn, bổ âm, do vậy không nên uống với trà đá lạnh, nước giải khát mát…những thức uống thanh nhiệt sẽ khiến người ăn dễ bị đau bụng, lạnh bụng, khó chịu.

Mẹo chọn nấm đông cô tươi ngon

Màu sắc nấm phải tươi, có mùi thơm tự nhiên, không bị dập nát. Đừng mua nấm chóp có nếp nhăn hoặc thâm đen. Nên mua nấm đông cô có lớp tơ mỏng phủ trên chóp nấm. Cuống của cây nấm chắc chắn, có màu sắc đồng đều. Nếu đã nở thánh lá thì những tia phải đẹp, đều, khô ráo.

Với nấm đông cô tươi, bạn hãy chọn túi nấm càng non sẽ càng có nhiều dinh dưỡng và thơm ngon hơn. Đem nấm ngâm trong nước khoảng 10 phút mà nấm nở đều và không bị bở, nước ngâm chuyển thành màu vàng hanh thì đây là loại nấm giàu dinh dưỡng và ngon.

Cách sơ chế nấm đông cô tươi trước khi nấu

Bạn nên chú ý cọ vào phía bên dưới của mũ nấm để có thể loại bỏ sạch đất, cát. Không cần cọ vào phần bề mặt nấm vì như vậy sẽ làm mất hết bao tử của nấm (nơi tập trung dinh dưỡng nhiều nhất). Tốt nhất bạn nên dùng khăn ướt và bình xịt phun sương để rửa và lau nấm, tránh rửa quá kỹ làm trôi các dinh dưỡng cần thiết.

Lợi ích tuyệt vời của nấm đông cô tươi

Nấm đông cô (nấm hương) có nhiều công dụng trong giảm cân, tăng cường sức khoẻ, làm đẹp cụ thể như sau:

Tốt cho tim mạch: Nấm đông cô tươi chứa nhiều hoạt chất DEA có tác dụng đào thải phần lớn cholesterol xấu trong máu. Bên cạnh đó, chất beta glucans bên trong nấm còn giúp làm bền các mạch máu. Hàng loạt các chất Mangan, đồng, selen, kẽm, ergothioneine… có thể tăng cường sức lực, chống lão hóa tế bào, chống lại sự oxy hóa, từ đó bảo vệ tế bào tim mạch hiệu quả, giảm mệt mỏi, căng thẳng.

Làm đẹp da: Trong nấm có hàm lượng Axit kojic đem lại tác dụng làm mờ và tẩy trắng các vết đồi mồi, thâm trên da cực hiệu quả.Vì vậy người ăn nấm hương thường xuyên vẫn có đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể nhưng lại hỗ trợ giảm cân hữu hiệu.

Phòng chống ung thư: Trong nấm đông cô chứa Lentinan có công dụng ức chế enzyme gây ra ung thư, viêm nhiễm rất tốt. Hơn nữa, Lentinan còn có thể bảo vệ hệ miễn dịch cho trẻ em và người già.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one