Vào cuối năm 2019, có hơn 10.000 kết quả cho từ khóa “chuông xoay Tây Tạng” (Tibetan singing bowl) trên trang bán hàng Amazon. Đi kèm với đó là những công dụng được mô tả đầy thần kỳ: thiền định, định tâm, chữa lành thân tâm trí… Nhưng trị liệu bằng chuông xoay có thực sự hiệu nghiệm như “lời đồn”?
Nếu như bạn đã từng nghe ở đâu đó về trị liệu chuông xoay, 90% bạn biết đến nó thông qua Yoga hay thiền định. Tuy nhiên, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những điều cơ bản về chiếc chuông “huyền bí” và “thần kỳ” ấy, mà không cần thiết phải liên hệ nó với Yoga, hành thiền, hay thậm chí là Phật giáo.
Từ Ấn Độ, trở thành chiếc chuông của Himalaya
Chuông xoay, tên gọi tiếng Anh là “singing bowl” (nghĩa là “chiếc bát/chiếc chuông biết hát”). Thực tế, không có tài liệu nào ghi lại thời điểm đầu tiên chuông xoay ra đời, chỉ biết rằng nó đã tồn tại từ trước khi có Yoga, trước cả khi Phật giáo hình thành và phát triển.
Điều mà sử sách ghi chép được, là chuông xoay khởi nguồn từ Ấn Độ – cũng là quốc gia sau này “khai sinh” ra môn Yoga. Đến khoảng thế kỷ thứ 8, chuông xoay bắt đầu du nhập sâu vào vùng Himalaya, đi cùng với hành trình giảng đạo của Đức Phật Thích Ca – Thượng sư Liên Hoa Sinh.
Chức năng ban đầu của chuông xoay rất đa dạng, gắn với sinh hoạt hằng ngày của con người – từ việc nấu ăn, đựng thức ăn, làm quà cưới, làm y bát cúng dường…, đến gõ chuông, tụng kinh hay hỗ trợ hành thiền. Cùng lúc, các nhà trị liệu thời xưa cũng phát hiện ra những lợi ích “thần kỳ” mà âm thanh và độ rung của chuông mang lại, từ đó, họ kết hợp chuông xoay trong những bài trị liệu nhằm thư giãn, giảm đau hay chữa bệnh.
Trong một cửa hàng bán chuông xoay tại Kathmandu, Nepal
Có thể chia chuông xoay làm hai loại: chuông xoay cổ và chuông xoay thủ công mới. Những chiếc chuông có “tuổi đời” hơn 30 năm được coi là chuông xoay cổ, với âm thanh, độ rung và tính trị liệu vượt trội hơn. Đây cũng là loại đã trở nên khan hiếm trong thời hiện đại.</p> <p style=”text-align: justify;”>Bởi sự khan hiếm của chuông xoay cổ mà chuông xoay thủ công mới ra đời. Với loại chuông thủ công, kích thước, chất liệu và thiết kế của từng chiếc sẽ được người thợ điều chỉnh linh hoạt, phụ thuộc vào mục đích sử dụng của chiếc chuông đó: để trị liệu sâu, làm quà trang trí hay hỗ trợ hành thiền…
Ngày nay, chuông xoay thủ công được làm chủ yếu ở Thủ đô Kathmandu của Nepal. Thông qua trao đổi mua bán, việc sử dụng chuông xoay đã trở nên phổ biến ở các đất nước bên dãy Himalaya – đặc biệt ở những nơi Phật giáo thịnh hành như Tây Tạng. Cũng bởi vậy mà thế giới quen gọi chiếc chuông này là “chuông xoay Nepal” hay “chuông xoay Tây Tạng”. Nhưng dựa vào nguồn gốc hình thành của chuông, có lẽ tên gọi chính xác nhất dành cho nó là chuông xoay Himalaya
Khác với các loại chuông khác, chuông xoay Himalaya không đơn thuần dùng để gõ, hay xoay, mà có thể kết hợp nhiều chiếc cùng lúc hoặc kết hợp với nước, cát (đựng trong lòng chuông) để tạo ra các hiệu ứng âm thanh khác nhau.
Vì sao trị liệu bằng chuông xoay hiệu nghiệm?
Để hiểu về công dụng “thần kỳ” của chuông xoay, trước tiên, cần phải biết về cách chuông được tạo ra. Trong quá trình sản xuất, chuông xoay được tạo ra từ 2 đến 12 thành tố kim loại. Các hợp kim này được nung, đổ vào khuôn, để nguội. Sau đó tiếp tục được nung lần nữa; người thợ sẽ dùng búa để tạo hình. Cuối cùng, chuông được đánh bóng và ra thành phẩm.
Số lượng thành tố kim loại sẽ do người sản xuất quyết định, nhưng với các loại chuông dành cho mục đích trị liệu, số lượng thành tố kim loại cơ bản thường là bảy. 7 kim loại quý này tương ứng với 7 hành tinh, 7 nốt nhạc và 7 luân xa (charka) của con người.
Chì, biểu hiện cho Thổ tinh, tương ứng nốt Do và luân xa 1
Sắt, biểu hiện cho Hoả tinh, tương ứng nốt Re và luân xa 2
Thiếc, biểu hiện cho Mộc tinh, tương ứng nốt Mi và luân xa 3
Vàng, biểu hiện cho Mặt trời, tương ứng nốt Fa và luân xa 4
Đồng, biểu hiện cho Kim tinh, tương ứng nốt Sol và luân xa 5
Bạc, biểu hiện cho Mặt trăng, tương ứng nốt La và luân xa 6
Thuỷ ngân, biểu hiện cho Thuỷ tinh, tương ứng nốt Si và luân xa 7
Nhưng tại sao phải liên kết chuông xoay với 7 luân xa trong cơ thể người?
Theo sách Luật tâm thức của tác giả Ngô Sa Thạch (NXB Dân Trí, 2021), “Luân xa là những cổng xoáy năng lượng tự nhiên của con người, cũng chính là những huyệt đạo lớn nhất trên cơ thể – như Bách Hội, Ấn Đường, Đản Trung, Hội Âm, Ngọc Chẩm,… Một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể có dòng năng lượng chảy đều đặn, không tắc nghẽn. Các luân xa được xoay đúng chiều, cân bằng với nhau, không có cổng năng lượng nào hoạt động quá mức hoặc bị suy yếu.
Nếu sự mất cân bằng xảy ra, dòng chảy năng lượng tắc nghẽn sẽ gây đau nhức tại khu vực tắc nghẽn đó. Ngoài ra, nó cũng làm cho sức khỏe suy giảm, cảm xúc dễ thay đổi, cáu gắt, tinh thần không còn minh mẫn”.
Bởi hội tụ những kim loại quý ứng với các luân xa, khi gõ, chuông xoay sẽ tạo ra rung động âm thanh có khả năng cộng hưởng, điều hòa dòng năng lượng trong cơ thể. Luân xa dần được mở ra; các khối năng lượng bị tắc nghẽn dần được giải phóng; rung động của từng tế bào dần trở về tần số hài hoà. Nói cách khác, một buổi trị liệu chuông xoay có thể giúp con người trở nên thư giãn; xóa bỏ được những căng thẳng, phiền muộn trong tâm trí; đồng thời khí huyết trong cơ thể được thanh lọc, lưu thông.
Khi cơ sở y học còn nghèo nàn, những người Nepal đã sớm hiểu được vai trò quan trọng của các luân xa trong cơ thể, và vì thế, họ sử dụng chuông xoay như một phương pháp đơn giản mà hiệu nghiệm, để chữa trị những vấn đề về thể chất lẫn tinh thần.
Đến nay, Om Healing vẫn là trung tâm trị liệu chuông xoay uy tín nhất ở Việt Nam, có cơ sở ở TP.HCM và Hà Nội. Người sáng lập Om Healing, cô Hiền Trần, cũng là người đầu tiên đưa trị liệu chuông xoay vào ứng dụng và phát triển tại Việt Nam. Thông qua Om Healing, nhiều workshop về chuông xoay đã được tổ chức, với sự tham gia của ông Santa Ratna Shakya – một trong những nhà sản xuất chuông xoay lớn nhất ở Nepal, đồng thời là nghệ nhân sáng tạo ra dòng chuông xoay Trăng Rằm (Full Moon).
Trong hai năm trở lại đây, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu “chữa lành” tinh thần của con người trở nên cấp thiết hơn, đó cũng là lúc trị liệu chuông xoay được người Việt biết đến rộng rãi. Không chỉ Om Healing, nhiều trung tâm sức khỏe hay spa tại các thành phố lớn trong nước đã-đang đưa chuông xoay vào chương trình trị liệu. Một số khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng lần lượt ứng dụng kĩ thuật xoay chuông vào phục hồi Thân-Tâm-Trí, như An Lâm Retreats, Six Senses Ninh Van Bay…
Bên cạnh việc trị liệu tại trung tâm, bạn vẫn có thể tự thực hành chuông xoay trong cuộc sống thường nhật. Một chiếc chuông Himalaya – dù nhỏ hay lớn – đều có khả năng đem đến sự thư giãn, thoải mái và trạng thái cân bằng cho người sử dụng.
Chuông xoay được sản xuất tại Nepal khi về tới Việt Nam có giá tối thiểu khoảng 600 nghìn đồng, mức giá sẽ tăng lên tùy theo kích cỡ hay chất liệu. Có thể tìm mua chuông tại các cửa hàng chuyên phân phối sản phẩm vùng Himalaya, hoặc tại hệ thống cửa hàng A Little Leaf
Đối với chuông xoay, bạn nên mua tại cửa hàng để có thể trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Trước khi tạm kết lại bài viết, hãy cùng Travellive dành ra một phút – hít thở sâu, thả lỏng, và thử cảm nhận rung động âm thanh mà một chiếc chuông xoay “tí hon” có thể mang lại.
Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm thư thái!