5 lợi ích của trầm hương mà bạn nên biết

Trầm hương được làm từ nhựa cây nhũ hương Ấn Độ Boswellia, thường mọc ở các vùng núi khô hạn của Ấn Độ, Châu Phi và Trung Đông. Trầm hương có mùi gỗ và cay nồng, có thể hít, hấp thụ qua da hoặc dùng như chất bổ sung. Sau đây là 5 lợi ích sức khỏe được khoa học chứng minh, cũng như 7 lầm tưởng phổ biến về trầm hương.

Trầm hương có tác dụng gì?

Trong Y Học Truyền Thống, trầm hương mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện bệnh viêm khớp và hệ tiêu hóa, giảm hen suyễn và chăm sóc răng miệng, thậm chí có thể chống lại một số loại ung thư. Cụ thể:

Giảm viêm khớp

Trầm hương có tác dụng chống viêm, nhờ đó giảm sưng do viêm khớp. Các nhà nghiên cứu tin rằng, trầm hương có thể ngăn chặn quá trình giải phóng leukotrienes (những hợp chất có thể gây viêm).

Trong đó, terpenes (bao gồm axit boswellic) được xem là hợp chất chống viêm mạnh nhất của trầm hương. Một nghiên cứu năm 2014 trên chuột cho thấy, cả axit boswellic dạng uống và bôi đều làm giảm sự mất sụn và viêm niêm mạc khớp.

Ở người, chiết xuất trầm hương có thể giảm các triệu chứng của viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trong một đánh giá năm 2018, trầm hương liên tục cho thấy hiệu quả giảm đau nhức xương khớp và cải thiện khả năng vận động tốt hơn giả dược. Nhưng nhìn chung thì hầu hết các nghiên cứu có chất lượng thấp và cần phải tìm hiểu thêm.

Trong một nghiên cứu tiếp theo, tình nguyện viên đã dùng 169,33 mg chiết xuất nhựa cây nhũ hương 2 lần mỗi ngày trong 120 ngày. Kết quả cho thấy chất bổ sung giúp làm giảm viêm, đau khớp và cứng khớp ở những người bị viêm khớp gối từ nhẹ đến trung bình, mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một nghiên cứu khác cho thấy dầu oliban (tên gọi khác của trầm hương) làm giảm đau nhức xương khớp khi thoa lên da trong 6 tuần. Tuy nhiên, khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc tham gia thể thao của người bệnh vẫn không có cải thiện đáng kể.

Kết hợp trầm hương với các chất bổ sung khác cũng có thể mang lại hiệu quả, ví dụ:

  • Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy bổ sung 350 mg curcuminoid (chất trong củ nghệ) và 150 mg axit boswellic (nhũ hương Ấn Độ) 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần có thể giảm đau nhức xương khớp. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao hơn so với dùng curcumin đơn lẻ hoặc chỉ dùng giả dược.
  • Tương tự, dùng kết hợp 5g MSM (methylsulfonylmethane) và 7,2mg axit boswellic mỗi ngày trong 60 ngày có hiệu quả cải thiện cơn đau và chức năng vận động tốt hơn so với dùng glucosamine sulfate (một chất bổ sung phổ biến cho bệnh viêm xương khớp).

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, các nhà nghiên cứu đã thử điều trị cho chuột bằng chiết xuất nhựa cây nhũ hương với liều lượng 180mg/kg. Kết quả, trầm hương làm giảm chứng viêm nhưng không hiệu quả như các loại thuốc tiêu chuẩn.

Nhìn chung, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để kết luận trầm hương có tác dụng gì, đặc biệt là đối với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Cải thiện chức năng đường ruột

Đặc tính chống viêm của trầm hương cũng có thể giúp đường ruột hoạt động ổn định. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, kết hợp trầm hương với các loại thảo mộc khác giúp giảm đau bụng, đầy hơi, thậm chí giảm trầm cảm và lo lắng ở những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, uống 250mg trầm hương dạng thuốc viên hàng ngày trong 6 tháng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ở những người bị IBS.

Nhựa cây nhũ hương đặc biệt có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng. Một nghiên cứu cho thấy dùng chiết xuất nhũ hương hàng ngày trong 4 tuần đã cải thiện các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng mức độ nhẹ. Nghiên cứu trên chuột bị viêm đại tràng cho thấy, tinh chất này cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu có quy mô nhỏ hoặc không được thực hiện ở người. Do đó vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn.

Cải thiện bệnh hen suyễn

Trong nhiều thế kỷ qua, Y Học Cổ Truyền đã dùng trầm hương để điều trị viêm phế quản và hen suyễn, cụ thể:

  • Nghiên cứu cho thấy các hợp chất của trầm hương có thể ngăn chặn sản xuất leukotrienes, đây là tác nhân khiến cơ phế quản co lại trong bệnh hen suyễn.
  • Trầm hương cũng có ảnh hưởng đến các Th2 cytokines, một tác nhân gây viêm và sản xuất chất nhầy quá mức ở những người bị hen suyễn.
  • Trong một nghiên cứu nhỏ, bổ sung 500 mg chiết xuất nhựa cây nhũ hương mỗi ngày có thể giảm tần suất hít thuốc hen suyễn của người bệnh trong suốt 4 tuần.
  • Ngoài ra, khi người tham gia nghiên cứu uống 200mg chất bổ sung làm từ trầm hương và trái bầu nâu (Aegle marmelos) thì sẽ giảm các triệu chứng hen suyễn hiệu quả hơn giả dược.
  • Trong một nghiên cứu khác, các triệu chứng hen suyễn ở chuột được cải thiện nhờ axit boswellic, một thành phần trong nhựa trầm hương.

Duy trì sức khỏe răng miệng

Trầm hương có thể cải thiện vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa bệnh nướu răng. Nguyên nhân là do các axit boswellic trong trầm hương có đặc tính kháng khuẩn mạnh, nhờ đó ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng miệng.

  • Trong một nghiên cứu, chiết xuất trầm hương có hiệu quả chống lại Aggregatibacter actinomycetemcomitans, một loại vi khuẩn gây bệnh nướu răng.
  • Trong một nghiên cứu nhỏ khác, tình nguyện viên được nhai kẹo cao su có chứa trầm hương trong 5 giờ và lấy các mẫu nước bọt mỗi giờ, kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn đã giảm dần.

Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm về tác dụng của trầm hương đối với sức khỏe răng miệng.

Đặc tính chống ung thư

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy axit boswellic trong trầm hương có thể ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan. Chất này cũng có thể ngăn chặn các tế bào ung thư hình thành DNA, nhờ đó hạn chế sự phát triển của khối u. Cho đến nay, các nghiên cứu đã cho thấy trầm hương có khả năng chống lại các tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, da và ruột kết.

Trầm hương cũng có thể giúp giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư. Trong một nghiên cứu về những bệnh nhân đang được điều trị khối u não, dùng 4.500mg chiết xuất axit boswellic mỗi ngày đã giúp giảm phù não (tích tụ chất lỏng trong não), đồng thời giảm liều lượng thuốc phải dùng của người bệnh.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trên người trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn tin
Gọi ngay